Tìm Hiểu Về Nhiệt Miệng

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Nhiệt miệng
Nhiệt miệng

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như:

– Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…

Sau rang
Sâu răng

– Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…

– Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình cắn phải hoặc ăn thức ăn qua nóng…

– Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…

– Thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Thoi ky kinh nguyet
Thời kỳ kinh nguyệt

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.  Ngoài ra còn có những triệu chứng và dấu hiệu tiêu biểu thường xảy ra như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao, sụt cân.

Dấu hiệu nhiệt miệng
Dấu hiệu nhiệt miệng

Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Nếu tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải đến bệnh viện mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

– Dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra.

Nuoc muoi pha loang
Nước muối

– Dùng nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

– Dùng nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.

– Dùng nước củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa ít nước lọc dùng súc miệng.

– Chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.

Chuom da
Chườm đá

– Chữa nhiệt miệng bằng nước ngậm.

– Dùng nước ép cà chua để ngậm hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

– Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần

– Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

Tra
Trà xanh

– Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.

– Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt.

Rửa sạch, chỉ lấy lá rau ngót, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét.

Tránh xa các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị trong một số trường hợp nhiệt miệng nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục.

Do cay nong
Đồ cay nóng

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:

– Cần bố trí thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

– Thường xuyên tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe.

The duc
Thể dục

– Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa

– Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

– Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.

– Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

Khong uong ruou bia
Không uống rượu bia

– Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.

– Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

– Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Ve sinh rang mieng
Vệ sinh răng miệng

Xem Thêm:

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiền đình

Rối loạn nhịp tim

anh facebook x 300x200 1