Viêm đường ruột là rối loạn thường gặp, biểu hiện với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, hình thành cục máu đông… Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
MỤC LỤC :
Viêm đường ruột là gì?
Viêm đường ruột (IBD) là các rối loạn liên quan đến tình trạng viêm mô mãn tính trong đường tiêu hóa, bao gồm:
- Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng viêm, lở loét dọc theo niêm mạc đại tràng và trực tràng.
- Bệnh Crohn: Bệnh Crohn đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa, thường có thể liên quan đến các lớp sâu hơn ở bên trong, ảnh hưởng nhiều nhất đến ruột non. Theo đó, ruột già và đường tiêu hóa trên cũng có nguy cơ tổn thương nhưng không phổ biến.
Dấu hiệu đặc trưng của cả hai dạng này đều là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và chảy máu trực tràng. Một số trường hợp chỉ biểu hiện với những triệu chứng nhẹ nhưng đôi khi là cảnh báo về tình trạng suy nhược nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng viêm đường ruột
Viêm đường ruột xuất hiện với các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí tổn thương. Một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm:
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Đau bụng.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Chán ăn.
- Sút cân bất thường.
Các triệu chứng hiếm gặp hơn bao gồm:
- Sốt
- Ngứa, đỏ, đau mắt
- Đau khớp
- Buồn nôn và nôn
- Phát ban da và lở loét (loét)
Nguyên nhân viêm đường ruột
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây viêm đường ruột vẫn chưa được xác định chính xác. Trước đây, chế độ ăn uống và tâm lý căng thẳng được nghi ngờ nhưng bác sĩ kết luận đây không phải là nguyên nhân gây bệnh mà chỉ là những yếu tố làm bệnh nặng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể do rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch.
Khi hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, phản ứng miễn dịch bất thường làm hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số đột biến gen cũng liên quan đến tình trạng viêm ruột.
Các yếu tố nguy cơ:
- Tuổi tác: Viêm ruột thường xảy ra phổ biến ở những người dưới 30 tuổi, một số trường hợp xuất hiện trong giai đoạn 50 – 60 tuổi.
- Chủng tộc: Viêm đường ruột xảy ra phổ biến ở người da trắng.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
- Thói quen hút thuốc lá
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, gồm: Ibuprofen, Naproxen natri, Diclofenac natri…
Cách điều trị bệnh viêm đường ruột
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm đường ruột, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
Điều trị bằng thuốc
Đối với hầu hết các trường hợp bệnh viêm đường ruột, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị như sau:
- Nhóm thuốc chống viêm:T huốc chống viêm nhóm aminosalicylate như mesalamine, balsalazide, olsalazine thường là giải pháp đầu tiên trong điều trị viêm loét đại tràng từ nhẹ đến trung bình.
- Corticosteroid dùng trong thời gian ngắn: Tác dụng chính là giảm viêm và ức chế miễn dịch.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Những loại thuốc này hoạt động với cơ chế ngăn chặn phản ứng miễn dịch giải phóng các hóa chất gây viêm trong cơ thể, từ đó tránh tình trạng tổn thương niêm mạc ruột. Một số loại thường được chỉ định gồm: azathioprine, mercaptopurine, methotrexate.
- Thuốc sinh học: thuốc sinh học là nhóm thuốc mới được dùng để ức chế những protein gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Một số thuốc thường dùng là infliximab, adalimumab, certolizumab, vedolizumab, ustekinumab.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường dùng khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm trùng, như trong trường hợp bệnh Crohn quanh hậu môn.
- Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc bổ sung chất xơ như bột psyllium, methylcellulose. Loperamid được dùng trong trường hợp tiêu chảy nặng.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen trong trường hợp đau nhẹ. Nhóm thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen, diclofenac… có thể làm cho bệnh nặng hơn và nên tránh sử dụng.
Những người bị bệnh viêm đường ruột phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng. Do đó, người bệnh nên làm xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan siêu vi B, C… và tiêm tất cả các loại vacxin được khuyến nghị trước khi bắt đầu điều trị các thuốc có khả năng ức chế miễn dịch.
Phẫu thuật
Với các trường hợp nghiêm trọng không thể điều trị hiệu quả bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, cụ thể như sau:
- Phẫu thuật viêm loét đại tràng (cắt bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng).
- Cắt bỏ một phần đường tiêu hóa bị tổn thương và nối các phần khỏe mạnh lại với nhau.
Xem thêm:
Bí kíp làm đẹp: Các cách chăm sóc để có bàn tay đẹp
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365