Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là một nhóm bệnh lý mà trong đó các xung điện điểu khiển và điều hòa nhịp tim không hoạt động như bình thường. Khi đó, người bệnh có nhịp tim bất thường, có thể quá nhanh, quá chậm hay không đều, lúc nhanh lúc chậm.

rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

– Rối loạn nhịp tim là tình trạng tốc độ hay nhịp đập của tim bất thường. Điều đó nghĩa là tim bạn có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc có nhịp tim không đều.

– Khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao hơn 100 nhịp trong 1 phút thì được đánh giá là nhịp tim nhanh. Nếu nhịp tim lúc nghỉ ngơi ít hơn 60 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Một số loại rối loạn nhịp tim chính là:

  • Rung tâm nhĩ: đây là loại rối loạn phổ biến nhất, trong đó tim đập không đều và nhanh hơn bình thường.
  • Nhịp nhanh trên thất: có những đợt nhịp tim nhanh bất thường khi nghỉ ngơi.
  • Nhịp tim chậm: tim đập chậm hơn bình thường.
  • Block tim: nhịp tim chậm hơn bình thường và có thể khiến người bệnh trụy tim.
  • Rung tâm thất: tình trạng nhịp tim nhanh và hỗn loạn, có khả năng gây mất ý thức và đột tử nếu không được điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim

rối loạn nhịp tim

 

 

– Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim được ghi nhận là:

  • Cảm nhận thấy nhịp tim đập trong lồng ngực, giống như cảm giác bồi hồi, hồi hộp
  • Cảm nhận thấy nhịp tim nhanh hoặc chậm
  • Đau ở ngực
  • Thở nông hay khó thở
  • Tâm trạng lo âu
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Hoa mắt, choáng váng, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Ngất xỉu hoặc có cảm giác muốn ngất đi

Nguyên nhân rối loạn nhịp tim

rối loạn nhịp tim

 

– Một số vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến hoặc gây ra tình trạng này, bao gồm:

  • Một cơn đau thắt ngực đang diễn ra
  • Có mô sẹo hình thành ở tim do cơn đau thắt ngực trước đây gây ra
  • Cấu trúc tim bị thay đổi, chẳng hạn như mắc bệnh cơ tim
  • Bệnh động mạch vành
  • Huyết áp tăng cao
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Bệnh đái tháo đường
  • Chứng ngưng thở khi ngủ

– Ngoài ra, một vài tác nhân cũng có khả năng gây ra rối loạn nhịp, như:

  • Hút thuốc lá
  • Uống quá nhiều thức uống có cồn hay caffein
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Căng thẳng hoặc lo lắng quá
  • Sử dụng một số thuốc và thực phẩm chức năng
  • Yếu tố di truyền

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

– Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và xem qua tiền sử bệnh, đồng thời thăm khám sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, họ sẽ cần thực hiện thêm một số thử nghiệm để biết được khả năng hoạt động của tim. Các thử nghiệm đó có thể là:

  • Đo điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Cấy máy ghi điện tim vào trong cơ thể

Rối loạn nhịp tim và cách điều trị

rối loạn nhịp tim

 

– Thông thường, tình trạng này sẽ cần điều trị nếu gây ra các triệu chứng đáng chú ý hoặc khiến bạn có nguy cơ bị rối loạn nhịp nghiêm trọng hay gặp phải biến chứng nguy hiểm. Nếu có một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhịp tim, chẳng như bị suy tim, bác sĩ sẽ tập trung điều trị vấn đề đó.

– Những phương pháp có thể lựa chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim gồm:

  • Sử dụng thuốc: giúp giải quyết hoặc ngăn ngừa rối loạn nhịp tim hoặc kiểm soát nhịp tim. Cách thức này thường chỉ được lựa chọn trong điều trị nhịp tim nhanh vì chưa có loại thuốc nào cho thấy tác dụng làm tăng nhịp tim rõ ràng ở người có nhịp tim chậm.
  • Sốc điện chuyển nhịp: một phương pháp điều trị sử dụng dòng diện để giúp cho nhịp tim quay trở về bình thường. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được gây mê.
  • Cấy ghép máy tạo nhịp tim: một thiết bị nhỏ hoạt động bằng pin được cấy vào trong lồng ngực. Thiết bị này sẽ tạo ra các tín hiệu điện giống như tín hiệu tự nhiên từ tim khỏe mạnh để giúp tim đập ở tốc độ bình  thường.
  • Cấy máy khử rung tim: một thiết bị tương tự máy tạo nhịp tim, giúp theo dõi nhịp tim và làm tim đập trở lại nhịp bình thường bất cứ khi nào cần.

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

rối loạn nhịp tim

 

– Như đã đề cập bên trên, rối loạn nhịp tim có rất nhiều loại và không phải loại nào cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, có loại rối loạn có thể diễn tiến khó lường và gây tử vong cao, chẳng hạn như rung tâm thất. Một số loại rối loạn nhịp tim còn làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Đột quỵ. Nhịp tim bất thường có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch. Khi cục máu đông này vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, chúng sẽ đi theo dòng máu và có thể lên não. Tại đó, nếu chúng gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch, khiến lưu lượng máu lên não bị gián đoạn sẽ gây ra đột quỵ.
  • Suy tim. Nếu khả năng bơm máu của tim không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim quá nhanh hay quá chậm, suy tim có thể xảy ra.

Phòng ngừa bệnh

 

– Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim hay các bệnh tim mạch nói chung, bạn nên thực hiện một lối sống lành mạnh, tốt cho trái tim như:

  • Thực hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch
  • Duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên và giữ cân nặng bình thường
  • Tránh hút thuốc
  • Hạn chế hoặc tránh uống thức uống có cồn và caffein
  • Giảm bớt căng thẳng hay giận dữ quá mức có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, một số thuốc có chứa những chất gây kích thích tim đâp nhanh hơn
  • Đi khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên

Tham khảo thêm:

Xơ vữa động mạch não

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

anh facebook x 300x200 1