Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch phổ biến với biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện của những cơn đau thắt ở vùng ngực. “Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không” là vấn đề chung khiến rất nhiều người băn khoăn. 

bệnh thiếu máu cơ tim

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim

– Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu.

– Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

– Một số bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim không biểu hiện thành triệu chứng. Ở bệnh nhân nữ, người cao tuổi hoặc người bị đái tháo đường, những biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim có thể dễ nhận biết hơn, bao gồm:

  • Đau vùng cổ hoặc hàm.
  • Đau vai hoặc cánh tay.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Khó thở khi vận động cơ thể.
  • Đổ nhiều mồ hôi,…
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Mệt mỏi,…

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

– Thiếu máu cơ tim kéo dài có thể gây ra các biến chứng khôn lường như nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Trong số đó, biến chứng có tỉ lệ gây tử vong cao nhất là nhồi máu cơ tim.

bệnh thiếu máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nghiêm trọng nhất của thiếu máu cơ tim.

– Đây là một bệnh lý tim mạch hết sức nguy hiểm và cần được đặc biệt lưu ý. Khi bạn hoặc người thân có biểu hiện thiếu máu cơ tim cấp, hoặc xuất hiện cơn đau thắt ở ngực trái thì hãy dừng ngay mọi công việc đang làm và ngồi hoặc nằm nghỉ.

Giải pháp nào cho người thiếu máu cơ tim?

Xây dựng một lối sống lành mạnh

– Với người mắc bệnh thiếu máu cơ tim, một chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với lối sống tích cực sẽ giúp ích đáng kể cho quá trình điều trị.

– Bệnh nhân cần lưu ý không sử dụng các chất kích thích, hạn chế chất béo bão hòa, giảm lượng muối, ăn nhiều ngũ cốc, rau quả và tăng cường vận động với những bài tập phù hợp và thường xuyên đều đặn để cải thiện sức khỏe và giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

bệnh thiếu máu cơ tim
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cân bằng cơ thể, đẩy lùi nhiều bệnh tật.

Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị

Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc điều trị thiếu máu cơ tim, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp một số nhóm thuốc điều trị cho người bệnh như: Nhóm Statin, nhóm thuốc chống huyết khối, nhóm thuốc chẹn beta, thuốc giãn mạch nhanh và thuốc hạ đường huyết phù hợp.

Can thiệp hoặc phẫu thuật tim mạch

– Trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật với các phương pháp can thiệp ngoại khoa như: Nong và đặt Stent động mạch, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và sử dụng các phương pháp điều trị cơ học hiện đại khác.

– Với hệ thống máy móc tiên tiến nhất như: CT 640, máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla, các thiết bị nội soi cao cấp đồng thời áp dụng được các kỹ thuật khó.

Tham khảo thêm:

Xơ vữa động mạch não

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Tìm hiểu về van tim và các bệnh van tim thường gặp

anh facebook x 300x200 1