Bệnh suy tim là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Suy tim là một vấn đề về tim mạch hay gặp, có tỷ lệ mắc cao và có thể gây biến chứng cấp tính nguy hiểm. Tuy nhiên, suy tim có thể dự phòng được nếu nhận biết sớm các dấu hiệu và có phương án điều trị kịp thời.

suy tim

Suy tim là gì?

– Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường.

– Suy tim là một hội chứng lâm sàng, có căn nguyên là sự bất thường ở cấu trúc hoặc chức năng tim nên bệnh có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

– Trong đa số các trường hợp, suy tim là tình trạng giảm khả năng co bóp của quả tim dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, đồng thời gây ứ trệ nước tại các cơ quan nên được gọi là suy tim ứ huyết.

Triệu chứng bệnh suy tim

Triệu chứng khó thở

– Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngột thở. Đây cũng thường là biểu hiện sớm nhất và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh.

– Trong suy tim cấp thì khó thở xuất hiện đột ngột và nặng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Còn trong suy tim mạn tính thì biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ tiến triển của suy tim.

– Ban đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng hoặc khi sinh hoạt tình dục. Về sau khó thở thường xuyên hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ làm cho bệnh nhân phải ngồi dậy để thở.

Triệu chứng phù

– Biểu hiện phù trong suy tim là hậu quả của ứ trệ nước trong cơ thể. Do khi suy tim, sức co bóp của cơ tim giãn, máu đến các cơ quan trong cơ thể không đầy đủ như lúc bình thường. Cơ thể sẽ cố gắng tìm cách để bù đắp lại sự thiếu hụt đó bằng cách tiết ra các chất để làm tim co bóp mạnh hơn, nhanh hơn.

– Khi lượng máu đến thận không đủ, cơ quan này giữ nước và muối lại trong cơ thể mà nếu bình thường phải được thải đi qua đường nước tiểu. Lúc đầu nước và muối được giữ lại sẽ làm tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, cung cấp thêm cho quả thận lượng máu bị thiếu hụt.

– Ban đầu phù thường kín đáo ở mắt cá hoặc mu chân, mềm, ấn lõm, rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm. Phù thường đi kèm với khó thở.

Các biểu hiện khác

Khó thở và phù rõ thì thường là giai đoạn bệnh đã tiến triển. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện thường kín đáo như ho kéo dài, nhiều về đêm, mệt mỏi vô cớ hoặc khi gắng sức. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như đi tiểu nhiều về đêm, chướng bụng, chán ăn, suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân gây suy tim

  • Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
  • Suy tim do bệnh van tim
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh cơ tim
  • Bệnh ở màng ngoài tim
  • Tăng huyết áp mạn tính
  • Suy tim do loạn nhịp tim
  • Suy tim trong bệnh phổi mạn tính
  • Suy tim do dịch thừa
  • Do thiếu vitamine B1
  • Bệnh tuyến giáp
suy tim
Tim khỏe và suy tim

Yếu tố nguy cơ

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh động mạch vành
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tim đập không đều
  • Bệnh tiểu đường
  • Một số thuốc bệnh tiểu đường
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Uống rượu quá nhiều
  • Bệnh Thận

Các biến chứng

  • Tổn thương hay suy thận
  • Vấn đề van tim
  • Tổn thương gan
  • Đau tim và đột quỵ

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy tim

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X quang tim phổi
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Siêu âm tim
  • Chụp cắt lớp vi tính tim (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp và can thiệp động mạch vành
  • Các thăm dò như điện sinh lý, holter huyết áp và điện tim 24 giờ.

Thuốc chữa bệnh suy tim

Tùy thuộc vào triệu chứng, có thể dùng một hoặc một số các loại thuốc này:

  • Ức chế men chuyển (ACE)
  • Chặn thụ thể Angiotensin II (ARB)
  • Digoxin (Lanoxin)
  • Beta blockers
  • Thuốc lợi tiểu
  • Kháng Aldosterone

Phẫu thuật và can thiệp tim mạch

  • Phẫu thuật mạch vành
  • Sửa chữa hoặc thay thế van
  • Máy khử rung tim được cấy dưới da (ICD)
  • Máy tạo nhịp tim (CRT)
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất trái

Dự phòng bệnh suy tim

  • Ngưng hút thuốc lá
  • Giảm cân nặng
  • Chế độ ăn hạn chế muối
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Hạn chế chất béo và cholesterol
  • Hạn chế uống rượu và dịch
  • Giảm căng thẳng
  • Cải thiện giấc ngủ vào ban đêm, tránh những bữa ăn lớn ngay trước khi đi ngủ.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Duy trì hoạt động thể chất vừa sức
  • Ăn thực phẩm lành mạnh

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần liên hệ hoặc đi khám bác sĩ nếu có các biểu hiện sau:

  • Tăng cân nhanh
  • Phù
  • Khó thở
  • Ngất, hồi hộp đánh trống ngực
  • Đau ngực hoặc nặng ngực
  • Mệt nhọc hoặc khó thở khi sinh hoạt tập luyện hằng ngày.

Tham khảo thêm:

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về van tim và các bệnh van tim thường gặp

anh facebook x 300x200 1