Viêm cầu thận cấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Viêm cầu thận cấp là gì?
– Viêm cầu thận cấp là một đợt viêm cầu thận đột ngột và bất ngờ xảy ra. Đây là biểu hiện lâm sàng của một tổn thương viêm cấp ở những cầu thận với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.
– Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là hội chứng cầu thận cấp. Do bệnh cảnh lâm sàng thường giống nhau nhưng những tổn thương mô bệnh học lại rất đa dạng. Khởi nguồn của bệnh không chỉ do liên cầu mà còn có sau nhiễm tụ cầu, virus, phế cầu.
– Viêm cầu thận bán cấp và viêm cầu thận cấp ác tính được xem như viêm cầu thận thể tiến triển nhanh do bệnh có diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong sớm do suy thận. Tiên lượng suy thận mạn giai đoạn cuối nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
– Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm cầu thận cấp. Trong đó, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ từ 3 – 8 tuổi, trẻ em nam có tỷ lệ mắc bệnh gấp đôi trẻ em nữ. Trẻ em dưới 2 tuổi hiếm mắc bệnh. Người lớn ít mắc viêm cầu thận cấp hơn so với trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp
– Vi khuẩn gây bệnh viêm cầu thận cấp chủ yếu là liên cầu tan huyết béta nhóm A, đặc biệt là chủng 12, các chủng 1, 2, 4, 18, 24, 25, 49, 55, 57, 60 có tỷ lệ gây bệnh thấp hơn. Trong đó:
- Chủng 4,12, 24 thường gây nhiễm khuẩn ở cổ họng
- Chủng 14, 19, 50, 55, 57 thường gây nhiễm khuẩn ngoài da
– Một số vi khuẩn khác cũng gây bệnh viêm cầu thận cấp như: vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn não mô cầu, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae…
– Nguyên nhân do nhiễm nấm Histoplasmose
– Do nhiễm ký sinh trùng như: sán máng, Malariae, Toxoplasma Gondii, Plasmodium falciparum
– Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm quanh động mạch dạng nút hay các bệnh do quá mẫn cảm với một số thuốc, một số loại thức ăn..
– Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp cũng được phân loại theo các bệnh kích hoạt viêm cầu thận cấp như:
Các bệnh nhiễm trùng
- Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu: Bệnh có thể phát sinh sau 1 – 2 tuần kể từ khi cơ thể phục hồi từ một nhiễm trùng như: viêm họng, áp xe, nhiễm trùng da… Để phản ứng lại tình trạng nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể đến khu trú tại cầu thận và gây viêm. Trẻ em có tỷ lệ phát triển bệnh cao hơn người lớn nhưng khả năng và tốc độ phục hồi cũng nhanh hơn.
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: vi khuẩn có thể lan truyền qua máu và nằm lại ở tim dẫn đến nhiễm trùng một hoặc nhiều van tim. Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn có liên quan đến bệnh cầu thận nhưng mối liên quan chưa được chỉ ra chính xác một cách rõ ràng.
- Nhiễm trùng do virus: viêm gan B, viêm gan C, HIV…
Bệnh miễn dịch
- Lupus: lupus ảnh hưởng đến da, khớp, thận, tim, phổi, tế bào máu
- Hội chứng phổi thận: là một rối loạn phổi miễn dịch hiếm gặp giống như viêm phổi. Hội chứng gây chảy máu trong phổi và viêm cầu thận
- Bệnh lý thận lgA: đặc trưng là các đợt tái phát tiểu máu, là kết quả của bệnh cầu thận xuất phát từ tình trạng tích lũy lgA trong cầu thận. Bệnh có thể phát triển mà không có triệu chứng đặc biệt nào trong nhiều năm liền.
Viêm mạch máu
- Viêm đa động mạch: ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa ở tim, thận, ruột
- U hạt Wegener: là hình thức viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa ở thận, phổi, đường hô hấp trên.
Tham khảo thêm:
Viêm loét hành tá tràng biểu hiện thế nào?