Suy tĩnh mạch là gì?

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp mạch dưới chân nổi hẳn lên tạo thành những đường hằn chạy bao quanh chân. Vậy những vết hằn mạch máu đó được giới chuyên môn gọi là bệnh suy tĩnh mạch. Vì sao lại xuất hiện bệnh suy tĩnh mạch. Hãy cùng dược phẩm 365 tìm hiểu nhé!

Suy tĩnh mạch là gì?

Suy tĩnh mạch là tĩnh mạch dãn rộng ở các chi dưới và nổi hẳn lên da,  Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bình thường sẽ bơm máu theo một chiều từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu rồi về tim. Máu lưu thông được là do sự co cơ và hệ thống van tĩnh mạch. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Áp lực tác động đến thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch là gì

Những ai dễ mắc bệnh suy tĩnh mạch

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch nhưng bác sĩ đã chỉ ra một số yếu tố gây nên bệnh suy tĩnh mạch như sau:

  • Tư thế sinh hoạt, làm việc: phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu dần gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn dòng màu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân
  • Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên suy tĩnh mạch
  • Phụ nữ mang thai: một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 – 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên: Cứ khoảng 2 – 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ
  • Người bị bệnh béo phì: Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh

Những người hay bị suy tĩnh mạch

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đều thường có các triệu chứng mờ nhạt, mơ hồ, rất khó để phát hiện sớm. Tuy nhiên, cần phải nắm bắt rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời có hướng xử lý, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch:

  • Sau khi ngồi hoặc đứng lâu, bạn sẽ có cảm giác tê, cứng, nặng nề 2 chân, có thể mỏi, đau nhức hoặc ngứa.

  • Các tĩnh mạch dần giãn ra, phình to, sưng và phù, chạy dọc theo chân,mắt cá, đầu gối, nổi rõ lên trên bề mặt da, ngoằn ngoèo. Vết tĩnh mạch có thể nhỏ to khác nhau, màu xanh hoặc hơi đỏ.

  • Cẳng chân thường xuyên có cảm giác tê rần, châm chích giống như kiến bò.

  • Da trở nên khô, nóng, thay đổi màu sắc, thường đen sậm và mỏng hơn so với da bình thường.

  • Thường xuyên bị chuột rút, cứng cẳng chân, nhất là vào ban đêm.

  • Lở loét hoặc nhiễm trùng mô ở mắt cá chân.

  • Trường hợp hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch và theo tĩnh mạch di chuyển đến phổi có thể gây ra các triệu chứng của thuyên tắc mạch phổi như đau tức ngực, khó thở, mạch nhanh suy hô hấp.

cac trieu chung suy tinh mach

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới

Thay đổi lối sống: nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, mang tất áp lực, tránh đứng trong thời gian dài, giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.

Nếu thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng bệnh, cần lựa chọn các biện pháp điều trị khác như: tiêm xơ tĩnh mạch, điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay tia laser, điều trị ngoại khoa (phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller, …).

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới tiến triển chậm. Ở giai đoạn sớm, người bệnh rất khó nhận biết các triệu chứng. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh và nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm nhằm tránh những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

dieu tri suy tinh mach

Xem thêm:

Mật ong là gì và nó có lợi cho sức khỏe của bạn như thế nào?

Làm cách nào để tăng nội tiết tố nữ

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365