MỤC LỤC :
Rối loạn phân ly là gì?
Rối loạn phân ly là rối loạn tâm thần liên quan đến sự ngắt kết nối khỏi suy nghĩ, cảm xúc, ký ức hoặc cảm giác về danh tính của bệnh nhân. Bệnh nhân thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách không tự chủ, có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới chức năng sống hằng ngày.
Những người trải qua một sự kiện sang chấn thường sẽ có một số mức độ phân ly trong chính sự kiện đó hoặc trong những giờ, ngày hoặc tuần tiếp theo. Ví dụ, một sự kiện có vẻ ‘không có thật’ hoặc người đó cảm thấy tách rời khỏi những gì đang diễn ra xung quanh như thể đang xem các sự kiện trên truyền hình.
Dấu hiệu bệnh rối loạn phân ly
Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn phân ly tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng, nhưng có thể bao gồm:
- Cảm thấy không làm chủ được cảm xúc của mình
- Những vấn đề khi đối diện với cảm xúc mãnh liệt
- Thay đổi tâm trạng đột ngột và bất ngờ (ví dụ, cảm thấy rất buồn mà không có lý do)
- Các vấn đề về trầm cảm hay lo lắng, hoặc cả hai
- Cảm giác như thể thế giới bị bóp méo hoặc không có thật
- Bệnh nhân có các vấn đề về trí nhớ dù không liên quan đến chấn thương thể chất hoặc điều kiện y tế
- Các vấn đề khác về nhận thức (liên quan đến suy nghĩ) như mất tập trung
- Mất trí nhớ trong khoảng thời gian nhất định, liên quan đến sự kiện, con người, thông tin cá nhân.
- Bản thân cảm thấy cần phải cư xử theo một cách nhất định
- Sự nhầm lẫn danh tính (ví dụ, hành xử theo cách mà thông thường người đó phản đối hoặc không bao giờ làm)
Nguyên nhân gây rối loạn phân ly
Rối loạn phân ly được nhiều chuyên gia cho là có nguồn gốc từ trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi bao gồm lạm dụng và mất mát, nhưng các biểu hiện lại khó nhận biết hoặc chẩn đoán nhầm ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Lý do dẫn đến những hạn chế này vì:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn tả những trải nghiệm bên trong của mình
- Ba mẹ có thể bỏ sót các tín hiệu hoặc cố gắng che giấu các hành vi lạm dụng hoặc bỏ bê con cái
- Các dấu hiệu có thể khó nhận biết hoặc thoáng qua
- Trẻ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, trí nhớ sự tập trung liên quan đến phân ly có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn khác
Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng phân ly ở trẻ em được xem là một thách thức.
Rối loạn phân ly thường phát triển như một cách đối phó với chấn thương. Môi trường gia đình khó đoán hoặc đáng sợ cũng có thể khiến đứa trẻ ‘tách rời’ khỏi thực tế trong thời gian căng thẳng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ở tuổi trưởng thành có thể liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của chấn thương thời thơ ấu.
Ngoài việc phát triển các xét nghiệm chẩn đoán cho trẻ em và thanh thiếu niên, một số phương pháp tiếp cận đã được phát triển để cải thiện sự nhận dạng và hiểu biết về phân ly ở trẻ em. Những nghiên cứu gần đây đã tập trung vào các bất thường về hóa thần kinh, chức năng và cấu trúc của não (có thể do chấn thương thời thơ ấu) để làm rõ cơ sở thần kinh của các triệu chứng liên quan đến phân ly.
Các sự kiện chấn thương xảy ra trong thời kỳ trưởng thành như chiến tranh, tra tấn hoặc trải qua một thảm họa thiên nhiên cũng có thể gây ra rối loạn.
Ảnh hưởng của rối loạn phân ly đến đời sống và sức khỏe
Nếu không được điều trị, các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với người bị rối loạn phân ly có thể bao gồm:
- Khó khăn trong cuộc sống như mối quan hệ, việc làm…
- Gặp các rắc rối về giấc ngủ như mất ngủ
- Vấn đề tình dục
- Trầm cảm
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn ăn uống
- Tự làm đau bản thân, thậm chí tự tử
Chẩn đoán rối loạn phân ly
Chẩn đoán có thể khó vì căn bệnh này rất phức tạp và các triệu chứng của chúng thường gặp đối với một số bệnh lý khác. Ví dụ:
- Các nguyên nhân về thể chất có thể gây ra chứng hay quên và các vấn đề nhận thức khác.
- Các bệnh tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ và rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể gây ra các triệu chứng tương tự như rối loạn phân ly.
- Tác dụng của một số chất, bao gồm một số loại thuốc kích thích, thuốc kê đơn, có thể bắt chước các triệu chứng.
- Chẩn đoán có thể bị cản trở hơn nữa khi rối loạn cùng tồn tại với một vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm.
Điều trị rối loạn phân ly
Hiệu quả của các phương pháp điều trị rối loạn phân ly vẫn chưa được nghiên cứu. Các lựa chọn điều trị dựa trên các nghiên cứu điển hình. Các tùy chọn có thể bao gồm:
- Một môi trường an toàn
- Thuốc tâm thần, chẳng hạn thuốc an thần
- Tâm lý trị liệu (còn gọi là ‘liệu pháp trò chuyện’ hoặc tư vấn) thường cần thiết cho thời gian dài
- Quản lý căng thẳng
- Điều trị các rối loạn khác đi kèm
Tìm sự giúp đỡ ở đâu?
- Đến bệnh viện gặp các bác sĩ tâm thần để được tư vấn hỗ trợ
- Nhà tâm lý học
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết về rối loạn phân ly. Nếu thấy người xung quanh có biểu hiện trên hãy giúp đỡ họ đi thăm khám sớm nhất để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Xem thêm:
Viêm gan B ở trẻ em cần lưu ý!
Viêm tai giữa ở trẻ phải làm sao?
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365