Làm thế nào khi đau bụng phải?

Đau bụng khiến cơ thể cảm giác khó chịu, đau bụng tùy từng bên cũng sẽ có các bệnh khác nhau. Vậy đau bụng phải là dấu hiệu của bệnh gì và làm sao khi bị đau bụng phải.

Đau bụng bên phải là bị gì?

Các bệnh lý về đường tiêu hóa là nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng phải. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, trường hợp cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhất gây đau bụng bên phải là viêm ruột thừa. Cơn đau thường sẽ bắt đầu ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, sau đó lan dần về phía bụng dưới bên phải. Một số biểu hiện đi kèm bao gồm:

  • Đầy bụng, ăn không ngon
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Sốt, lạnh run
  • Tiêu chảy

dau bung phai co the la dau ruot thua

Một số vấn đề bệnh lý khác cũng có thể gây đau bụng phải, chẳng hạn như:

  • Sỏi thận phải
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Viêm ruột
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy cấp
  • Viêm gan cấp
  • Thuyên tắc mạch máu ổ bụng
  • Viêm phúc mạc
  • Tắc ruột

Loét dạ dày và tá tràng

Nguyên nhân gây đau bụng bên phải có thể gặp ở nữ giới:

  • U nang buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đau trong kỳ hành kinh
  • Viêm nhiễm vùng chậu
  • Thai ngoài tử cung

Nguyên nhân gây đau bụng bên phải có thể gặp ở nam giới:

  • Xoắn tinh hoàn
  • Thoát vị bẹn

Phương pháp chẩn đoán đau bụng phải

Đối với tình trạng đau bụng bên phải, trước khi chẩn đoán, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin quan trọng sau:

  • Hoàn cảnh khởi phát cơn đau
  • Cường độ cơn đau: nhẹ, trung bình, nặng…
  • Đặc điểm cơn đau: âm ỉ, dữ dội, đột ngột…
  • Vị trí đau: đau bụng trên bên phải, đau bụng dưới bên phải…
  • Hướng lan: lan lên vai, lan ra sau lưng, lan xuống bìu, đùi…
  • Thời gian cơn đau kéo dài
  • Tư thế giảm đau (nếu có)
  • Các triệu chứng bất thường đi kèm: sốt, vàng da, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh lý gặp phải:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm phân tích tế bào máu ngoại vi (đếm số lượng tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu), xét nghiệm sinh hóa máu, và xét nghiệm sinh học phân tử…
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm phân
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, Chụp X-quang bụng không sửa soạn, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT-scan), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
  • Nội soi: Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, Nội soi đại trực tràng toàn bộ, Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), siêu âm qua nội soi (EUS), nội soi viên nang…

xét nghiệm máu để kiểm tra đau bụng phải

 

Cách chữa đau bụng phải

Bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa đau bụng phải dựa vào nguyên nhân được chẩn đoán. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Uống thuốc điều trị

Dùng thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, làm tăng pH của dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu hoặc đau bụng, thường được chỉ định sử dụng trong điều trị các rối loạn về dạ dày – thực quản. Tác dụng phụ phổ biến nhất là gây ra rối loạn tiêu chảy hoặc táo bón. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Men tiêu hóa

Đối với tình trạng đau bụng do khó tiêu, bác sĩ có thể chỉ định dùng men tiêu hóa. Tác dụng chính là giúp phân hủy các chất khó tiêu hóa trong một số loại thực phẩm (đậu, mỡ, sữa…) để cải thiện triệu chứng bệnh.

Hầu hết người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn sau khi uống men tiêu hóa. Biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng đầy bụng, khó tiêu tái phát là thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hợp lý. Nếu triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh

Một số loại kháng sinh như Ciprofloxacin, Metronidazole và Azithromycin… có tác dụng diệt khuẩn, làm cải thiện triệu chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, giảm triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc chống tiêu chảy

Nếu người bệnh bị đau bụng bên phải kèm với tiêu chảy, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống tiêu chảy để kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn như: Loperamid, Bismuth, Diosmectit…

Thuốc chống co thắt

Trong một vài trường hợp đau quặn bụng bên phải, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc kháng Muscarinic, thuốc chống co thắt cơ trơn hoặc thuốc thư giãn cơ trơn để có thể điều trị triệu chứng đau: Hyoscine, Mebeverine, Trimebutine, Otilonium… Trong trường hợp đau dữ dội hoặc có kèm các triệu chứng bất thường thì nên được thăm khám bởi bác sỹ chuyên khoa.

Tuy nhiên, bác sỹ khuyến cáo trong mọi trường hợp, trước khi xác định được nguyên nhân chính xác gây đau bụng phải, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc hoặc tự chịu đựng ở nhà. Việc uống sai thuốc và trì hoãn sự can thiệp y tế có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chăm sóc tại nhà

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau bụng phải. Một số biện pháp hữu ích có thể tham khảo như:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày
  • Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm: trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
  • Tránh ăn thực phẩm gây đầy hơi như: bông cải xanh, bắp cải, đồ uống có gas…
  • Người bệnh bị tiêu chảy, đầy bụng không nên dùng các loại thức ăn chua, cay, sữa, các sản phẩm được chế biến từ sữa…
  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ như: đồ chiên rán, xúc xích…
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể mất nước do tiêu chảy hoặc nôn ói
  • Hạn chế các loại đồ uống có chứa caffeine, hoặc chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

che do an nhieu rau

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau đây:

  • Ghi chú thông tin về cơn đau bụng, bao gồm: thời điểm cơn đau xảy ra, thời gian kéo dài, tính chất cơn đau cụ thể, triệu chứng đi kèm với cơn đau…
  • Chườm ấm vùng bụng trong vòng 20 – 30 phút sau mỗi 2 giờ, thực hiện liên tục trong nhiều ngày để làm giảm nhẹ triệu chứng đau bụng

su dung tui chuom nong

  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách thực hiện các bài tập thư giãn, tập hít thở sâu, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao đều đặn…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh yếu tố nguy cơ tim mạch và ung thư.
  • Thay đổi lối sống, tránh stress, tập luyện thể thao, thư giãn cơ bắp và giảm bớt cảm giác khó chịu do đau bụng.

Xem thêm:

Bí kíp: điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365