Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở sản phụ, chiếm 35% tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của rất nhiều gia đình ở nhiều quốc gia.

Dịch tễ băng huyết sau sinh nguy hiểm thế nào?

băng huyết sau sinh

Từ năm 1999 đến 2010, toàn thế giới đã giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 543.000 trên 100.000 ca sống xuống còn 287.000 ca trên 100.000 ca sống. Tuy nhiên con số này ở các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển. Mỗi năm, có 14 triệu phụ nữ mang thai trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi băng huyết sau sinh.

Nguy cơ tử vong ở bà mẹ do băng huyết là 1/1000 ca ở các nước đang phát triển. Có tới 99% các trường hợp tử vong do bị băng huyết sau sinh xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này chỉ vào khoảng 1%.

Vì vậy, việc phòng ngừa băng huyết sau sinh đóng vai trò rất quan trọng đối với những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.

Cơ chế gây hiện tượng băng huyết sau sinh

Ở thai kỳ đủ tháng, tử cung và nhau nhận trung bình 500-800 ml máu mỗi phút qua hệ thống mao mạch kháng lực thấp của chúng. Dòng chảy cao này sẽ khiến cho tử cung khi có thai nếu có chảy máu vì một bất thường nào đó về mặt sinh lý sẽ bị mất máu đáng kể.

Quá trình chuyển dạ gồm 3 giai đoạn: xóa mở cổ tử cung, sổ thai và sổ nhau. Sau khi sổ thai, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Do nhau không có tính đàn hồi nên sự thu nhỏ của tử cung sẽ làm cho nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám.

Máu từ nơi nhau bám chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau, và chính khối máu tụ này sẽ làm cho nhau tiếp tục bong ra. Các cơn co của tử cung sẽ từ từ tống nhau ra ngoài.

Sau sổ nhau, tử cung sẽ bắt đầu tiến trình co thắt, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt được gọi là các “nút thắt sinh lý” hay “nút thắt sống”.

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

băng huyết sau sinh
Đau bụng dưới là dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Đờ tử cung : là nguyên nhân thường gặp nhất, nguy cơ cao ở các sản phụ có tử cung quá căng do đa thai, đa ối, thai to…;

  • Cơ tử cung kiệt sức: chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài, tăng co lâu bằng oxytocin, đa sản…;
  • Nhiễm trùng ối: vỡ ối sớm, lâu…;
  • Cấu trúc tử cung bất thường: u xơ tử cung, nhau tiền đạo, tử cung dị dạng, có sẹo,…;
  • Suy nhược, suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, huyết áp cao trong thai kỳ,…;
  • Sử dụng các loại thuốc vô cảm đường toàn thân;
  • Sót nhau : thường gặp trong các trường hợp: Bánh nhau phụ, cuống rốn ngắn, thể tích và diện tích nhau quá lớn như trong đa thai, phù nhau thai… ;
  • Nhau bám bất thường: nhau cài răng lược, nhau bám đoạn dưới, nhau bám ở góc tử cung…;
  • Nhau dính vào lớp nội mạc một cách bất thường do viêm, teo bẩm sinh hay do nạo thai, u xơ dưới niêm mạc, nguyên nhân nội tiết…, gây cản trở hiện tượng tróc nhau sinh lý;
  • Sang chấn đường sinh dục: do sinh nhanh, sinh thủ thuật, cắt tầng sinh môn quá rộng hoặc sâu, vỡ tử cung, lộn tử cung do thủ thuật bóc nhau thô bạo…Tuy nhiên, trong trường hợp không có các nguy cơ kể trên thì vẫn không được loại trừ cuộc sinh có sang chấn;
  • Rối loạn đông máu: Bệnh lý đông máu di truyền hoặc mắc phải: Hemophilie, xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan, điều trị thuốc kháng đông…;
  • Do nhau, thai: nhau bong non, thai lưu, tiền sản giật gây xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng HELLP, thuyên tắc ối…;
  • Hiện nay, một nguyên nhân khác cũng có thể gây băng huyết sau sinh dù hiếm gặp là lộn tử cung do kéo dây rốn quá mạnh trong thời kỳ sổ nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp băng huyết sau sinh không có yếu tố nguy cơ trước đó.

Yếu tố nguy cơ của băng huyết sau sinh

  • Chuyển dạ kéo dài hoặc quá nhanh;
  • Tăng co kéo dài;
  • Tiền sản giật – sản giật;
  • Sản phụ có điều trị MgSO4 hoặc thuốc giảm co;
  • Tử cung quá căng: thai to, đa thai, đa ối;
  • Nhiễm trùng ối;
  • Tiền sử sản phụ đã bị băng huyết sau sinh hoặc có ra huyết trong thai kỳ này;
  • Thai lưu;
  • Mẹ bị béo phì (BMI>35);
  • Có tiền sử mổ trên cơ tử cung (như u xơ tử cung);
  • Bất thường về mô nhau: nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…;
  • Là người châu Á.
băng huyết sau sinh
Mẹ bị béo phì có nguy cơ băng huyết

Hướng xử lý đối với băng huyết sau sinh

Xử trí có thể khác nhau phụ thuộc bệnh nhân, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị sẵn có. Nói chung, xử lý băng huyết sau sinh nên phối hợp nhiều phương pháp, liên quan đến việc duy trì sự ổn định huyết động đồng thời xác định và điều trị nguyên nhân gây mất máu.

Các lựa chọn điều trị cho băng huyết sau sinh vì đờ tử cung bao gồm sử dụng thuốc co hồi tử cung, bóng chèn tử cung, các thủ thuật phẫu thuật để kiểm soát chảy máu, thắt động mạch chậu trong hoặc cuối cùng là cắt tử cung. Nói chung, đầu tiên nên dùng các biện pháp ít xâm lấn, sau đó nếu không thành công thì thực hiện các biện pháp xâm lấn.

Tham khảo thêm:

Nổi mề đay sau sinh

Lợi ích của việc kề da sau sinh

Việc mẹ cần làm trong 24 giờ đầu sau sinh

anh facebook x 300x200 1