Nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng mà nhiều phụ nữ sau sinh thường gặp, đặc biệt những người sinh mổ. Lý do có thể là do hệ miễn dịch suy giảm, nội tiết tố thay đổi hay là do tâm lý căng thẳng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh lý này. 

Bệnh nổi mề đay sau sinh là gì? Bao lâu thì hết?

Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da mà rất nhiều phụ nữ sau khi sinh gặp phải. Bệnh đặc trưng với dấu hiệu nổi mẩn đỏ trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Hiện tượng này là do hệ miễn dịch của cơ thể giải phóng histamin gây kích thích các mao mạch dưới da.

Các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện ở một bộ phận như bụng, đùi, cánh tay, chân, mông, lưng, mặt hay lan rộng khắp cơ thể. Nổi mề đay sau sinh có thể xảy ra với bất cứ sản phụ nào, nhưng theo khảo sát thì tỷ lệ phụ nữ sinh mổ bị bệnh thường cao hơn.

nổi mề đay sau sinh
Các vị trí nổi mề đay thường gặp

Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ chuyển từ mề đay cấp tính sang mề đay mãn tính, gây khó khăn khi điều trị. Đồng thời ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý, thẩm mĩ của người phụ nữ. Tùy vào nguyên nhân gây dị ứng và cấp độ bệnh mà thời gian ngứa nổi mề đay khác nhau.

  • Nổi mề đay cấp tính: Ở giai đoạn này, chị em thường bị nổi mẩn ngứa về đêm, kéo dài vài giờ rồi tự lặn mất không để lại dấu vết. Hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Thời gian phát bệnh thường diễn ra dưới 6 tuần.
  • Nổi mề đay mãn tính: Nếu không được can thiệp bằng các phương pháp đặc trị rất khó để xác định liệu nổi mề đay có tự hết hay không. Bất cứ thời điểm nào, người bệnh cũng có thể bị mẩn ngứa, kéo dài từ ngày này qua ngày khác, thậm chí cả tuần. Cách xác định nổi mề đay mãn tính khi triệu chứng bệnh kéo dài trên 6 tuần.

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân theo y học hiện đại

Với phụ nữ sau sinh thì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu lại là do:

  • Nội tiết tố thay đổi: Sau khi sinh, lượng hormone prolactin ở phụ nữ có sự tăng lên đột ngột. Loại hormone này được tiết ra nhằm mục đích kích thích sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, chúng đồng thời cũng là làm ức chế  quá trình sản xuất progesterone và estrogen của buồng trứng.
  • Không được tắm gội: Hiện nay vẫn có nhiều phụ nữ làm theo tập tục xưa, khi ở cữ sẽ kiêng không tắm gội, mặc quần áo dài kín người, đồng thời hơ than nóng. Những hoạt động này làm cơ thể toát nhiều mô hôi, gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó mà sinh ra ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
  • Căng thẳng tâm lý: Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, thường xuyên phải thức chăm sóc con… khiến phần lớn phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng căng thẳng tâm lý. Đây được cho là một phần nguyên nhân gây kích thích hệ miễn dịch và làm xuất hiện các nốt mẩn trên da.

nổi mề đay sau sinh

 

  • Tác dụng phụ của thuốc: Đây chính là lý do khiến cho nhiều phụ nữ sinh mổ bị mề đay. Chính những loại thuốc mê và gây tê dùng trong quá trình sinh con là tác nhân khiến sản phụ có nguy cơ mắc bệnh mề đay.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, nổi mề đay sau sinh còn có thể xảy ra do sản phụ có cơ địa nhạy cảm nên khi tiếp xúc những yếu tố gây dị ứng như thời tiết, thực phẩm, lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa… thì dễ dàng bị mắc bệnh.

Nguyên nhân trong Y học cổ truyền

Theo đông y sau sinh bị nổi mề đay là do mề đay hay mày đay phát sinh do phong nhiệt, phong hàn khiến khí huyết không thông, độc tố uất tích dưới da. Bên cạnh đó, sức đề kháng cơ thể yếu, chức năng gan, thận hoạt động kém tạo điều kiện nổi mề đay hình thành.

Việc nhận biết chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chính vì vậy, chị em phụ nữ bị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh cần đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám.

Nhận biết triệu chứng mề đay mẩn ngứa sau sinh và biến chứng

Hầu hết các trường hợp sau sinh bị nổi mề đay mẩn ngứa đều dễ nhận biết bằng mắt thường với các dấu hiệu điển hình như:

  • Nổi mẩn đỏ, sẩn trên da: Khi mới xuất hiện các mề đay thường là chấm nhỏ màu đỏ như muỗi đốt, mật độ mẩn nhiều dần sau đó tạo thành các nốt với kích thước từ 0,5 – 2cm gồ nổi cao hơn mặt da. Một số trường hợp tạo thành từng mảng khu trú trên 1 vùng da hoặc nổi mẩn đỏ ngứa khắp người màu nhạt dần và tự lặn trong vài tiếng.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Triệu chứng nổi mề đay tiếp sau các nốt mẩn là cảm giác ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Đặc biệt càng gãi càng thấy ngứa.
  • Sưng phù từng mảng trên da: Trường hợp bị mề đay sau sinh nặng tại một số vùng da mỏng, dễ bị kích ứng như mí mắt, môi, họng hay bộ phận sinh dục bị sưng, phù lên.

nổi mề đay sau sinh

Cấp tuy nhiên để kéo dài, các triệu chứng bệnh lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến tâm lý. Trường hợp chuyển sang mãn tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây phù mạch hệ thống: Phù mạch phổi, họng do nổi mề đay dị ứng có thể khiến mẹ bỉm sữa bị sưng kết mạc, khó thở hay giảm thị lực.
  • Nhiễm trùng nặng: Gãi ngứa không dứt khiến vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa tổn thương, trầy xước gây viêm nhiễm, sẹo. Nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng máu.
  • Nguy cơ mắc bệnh tự miễn: Nổi mề đay gây ảnh hưởng đến tâm lý, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho các bệnh tự miễn hình thành như bệnh tuyến giáp, lupus ban đỏ…
  • Gây sốc phản vệ: Biến chứng nguy hiểm nhất tình trạng này là biến chứng sốc phản vệ. Khi đó ống phế quản bị hẹp, tụt huyết áp đột ngột, rối loạn nhịp tim, khó thở… khiến người bệnh bị hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây tử vong.

Cách chữa nổi mề đay sau sinh an toàn tại nhà

Chú ý các biện pháp phòng ngừa

Các tổn thương trên da do mề đay gây ra có thể bùng phát và lan rộng nếu bạn không có biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

  • Giảm stress, căng thẳng bằng cách chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng và tình trạng của mình với người thân và kêu gọi sự san sẻ, giúp đỡ trong việc chăm sóc con cái và chăm nom việc nhà.
  • Chú ý giữ gìn cơ thể sạch sẽ, nên tắm gội hàng ngày để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da để giúp các tổn thương chóng lành.
  • Nên lựa chọn mắc những bộ quần áo rộng rãi, có độ thấm hút cao, tránh làm da bức bí.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng như các loại thực phẩm nhiều protein, lông động vật, khói bụi, phấn hoa…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, ga gối… để đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

Xây dựng chế độ ăn cân bằng, hợp lý

Chế độ dinh dưỡng trong mọi trường hợp đều có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Người bị nổi mề đay sau sinh cũng không ngoại lệ. Theo đó, bạn cần chú ý nên kiêng ăn và nên ăn những loại thực phẩm sau đây để giúp giảm bớt sự ngứa ngáy và các nốt mẩn đỏ trên da:

  • Tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Thường có nhiều trong các loại trái cây, củ quả.
  • Chú trọng thực phẩm giàu omega 3 như hạt óc chó, cá ngừ, cá hồi…
  • Tránh thu nạp các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, trứng, sữa…
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (ít nhất là 2lit).
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều gia vị và dầu mỡ.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích và đồ uống có cồn

nổi mề đay sau sinh

Sử dụng những mẹo chữa dân gian tại nhà

Ngoài 2 biện pháp nói trên, sản phụ bị nổi mề đay có thể khắc phục các triệu chứng bằng cách áp dụng một số mẹo chữa dân gian tại nhà. Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Dùng lô hội chữa nổi mề đay sau sinh: Lô hội rửa sạch, gọt vỏ, cạo phần gel trắng bên trong rồi dùng thoa lên vùng da bị nổi mề đay, sẽ giúp làm mát da, giảm cảm giác ngứa ngáy.
  • Ngâm bột yến mạch: Hòa bột yến mạch với nước ấm, sau đó dùng để thoa lên vùng da tổn thương sẽ nhanh chóng cảm thấy các nốt mẩn đỏ dịu lại, triệu chứng ngứa ngáy cũng giảm đi.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như bạc hà, trà xanh, rễ cam thảo… sẽ giúp sản phụ bị mề đay có giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Tham khảo bài viết:

Phân biệt dọa sảy thai và sảy thai

Vỡ tử cung trong chuyển dạ

Phát hiện rối loạn tâm thần sau sinh

anh facebook x 300x200 2