Đau bụng-dấu hiệu nguy hiểm

Đau bụng có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng, liên tục hoặc xuất hiện rồi biến mất, cấp tính hoặc mãn tính – tức kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Vị trí, kiểu đau, nhất là thời gian phát bệnh đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp những manh mối quan trọng để xác định nguyên nhân đau bụng.

đau bụng

Nguyên nhân đau bụng

Đau bụng trên

Đau bụng trên
Đau bụng trên

Xin lưu ý rằng rất nhiều nguyên nhân đau bụng nhận thức được không đến từ các vị trí của phần bụng. Điều này đặc biệt rõ ràng với đau bụng trên xảy ra ở một cơ quan hoặc hệ cơ quan gần phần bụng trên như phần dưới phổi (viêm phổi) hoặc đôi khi là vấn đề của tim như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở nữ giới.

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới
Đau bụng dưới

– Không may mắn thay, một số trong các nguyên nhân trên rất khó định vị và người bệnh chỉ tường thuật “chỗ nào cũng đau”. Một số đáng kể người bệnh bị những cơn đau lan tỏa trong khi cũng là nguyên nhân ấy nhưng ở bệnh nhân khác lại là đau khu trú, ví dụ như đau do viêm ruột thừa, viêm túi thừa, vân vân.

– Tuy nhiên, những tình trạng sau thường gây đau bụng lan tỏa:

  • Phình động mạch
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Viêm dạ dày ruột
  • Lồng ruột
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Thiếu máu cục bộ mạc treo
  • Viêm hạch mạc treo
  • Viêm phúc mạc
  • Mang thai (người bệnh chưa biết)
  • Thiếu máu tế bào lưỡi liềm
  • Viêm loét đại tràng
  • Urê – huyết

Đau bụng cấp

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng cấp, thường đi kèm với các triệu chứng khác và tiến triển trong vài giờ đến vài ngày. Chúng bao gồm từ những tình trạng nhẹ tự khỏi không cần điều trị đến những trường hợp y tế khẩn cấp nghiêm trọng, bao gồm:

  • Phình động mạch chủ bụng
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm ống mật
  • Viêm túi mật
  • Viêm bàng quang
  • Viêm túi thừa
  • Viêm tá tràng
  • Thai ngoài tử cung
  • Tắc phân
  • Nhồi máu cơ tim
  • Chấn thương
  • Tắc ruột
  • Lồng ruột
  • Nhiễm trùng thận
  • Sỏi thận
  • Áp xe gan
  • Thiếu máu cục bộ mạc treo
  • Viêm hạch mạc treo
  • Huyết khối mạc treo
  • Viêm tụy
  • Viêm màng ngoài tim
  • Viêm phúc mạc
  • Viêm màng phổi
  • Viêm phổi
  • Nhồi máu phổi
  • Vỡ lách
  • Viêm vòi trứng
  • Viêm xơ hạch mạc treo
  • Zona
  • Nhiễm trùng lách
  • Áp xe lách
  • Rách đại tràng
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Viêm dạ dày ruột do siêu vi.
Đau bụng
Một số trường hợp đau bụng cấp có thể tự khỏi

Đau bụng mãn

Nguyên nhân cụ thể của đau bụng mãn thường rất khó xác định. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, đến rồi đi nhưng không nhất thiết xấu đi theo thời gian. Các tình trạng có thể gây đau bụng mãn bao gồm:

  • Đau thắt ngực
  • Bệnh celiac
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Sỏi mật
  • Viêm dạ dày
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Thoát vị gián đoạn
  • Thoát vị bẹn
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Hội chứng Mittelschmerz
  • Đau dạ dày không loét
  • U nang buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Loét dạ dày
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Co thắt cơ bụng
  • Viêm loét đại tràng

Đau bụng tiến triển

đau bụng
Đau bụng tiến triển theo thời gian có thể vô cùng nghiêm trọng

– Đau bụng liên tục xấu đi theo thời gian, thường đi kèm với sự phát triển của các triệu chứng khác, thường gây các tình trạng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây đau bụng tiến triển bao gồm:

  • Ung thư
  • Bệnh Crohn
  • Lách to
  • Ung thư túi mật
  • Viêm gan
  • Ung thư thận
  • Nhiễm độc chì
  • Ung thư gan
  • Bệnh u lympho không Hodgkin
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư dạ dày
  • Áp xe buồng trứng
  • Urê huyết

– Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi bạn bị đau bụng nhiều đến nỗi không thể di chuyển mà không gây đau tăng, hoặc không thể ngồi yên hoặc tìm tư thế thoải mái hơn. Cần tìm hỗ trợ y tế ngay khi đau bụng đi kèm các dấu hiệu triệu chứng đáng lo ngại khác như:

  • Đau nhiều
  • Sốt
  • Phân có máu
  • Buồn nôn và nôn liên tục
  • Sút cân
  • Vàng da
  • Đau nhiều khi chạm vào bụng
  • Sưng bụng

– Trong khoảng thời gian đó, hãy tìm cách giảm đau. Ví dụ, ăn các bữa ăn nhỏ hơn nếu cơn đau của bạn đi kèm với chứng khó tiêu. Tránh dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) vì những thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày có thể làm đau bụng hơn.

Tham khảo thêm:

Triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ

Viêm loét hành tá tràng biểu hiện thế nào?

Viêm túi thừa đại tràng: Nguyên nhân, cách điều trị

anh facebook x 300x200 1