Các loại chấn thương hàm mặt thường gặp

Chấn thương hàm mặt là loại chấn thương nguy hiểm gặp ở vùng mặt do một số nguyên nhân như tai nạn, hỏa khí hay va chạm mạnh,… Tùy theo nguyên nhân tính chất và mức độ tổn thương, chấn thương hàm mặt được chia làm nhiều loại khác nhau.

chấn thương hàm mặt

Phân loại chấn thương hàm mặt

Phân loại theo nguyên nhân

– Chấn thương hàm mặt do tai nạn:

  • Tai nạn trong sinh hoạt hay lao động
  • Tai nạn giao thông
  • Trong quá trình tập luyện thể thao, …

– Chấn thương hàm mặt do hỏa khí:

  • Đạn súng hoặc các mảnh vỡ lựu đạn, bom, mìn,…
  • Chấn thương hàm mặt do hỏa hoạn gây bỏng và có nổ

Theo tính chất và mức độ tổn thương

– Chấn thương phần mềm hàm mặt

  • Vết xây xát và đụng dập.
  • Vết đứt rách da
  • Vết chấn thương hàm mặt xuyên qua da.
  • Mất mô
  • Vết thương tạo vạt lật có chân nuôi.
  • Vết thương gây tổn khuyết phần mềm.

– Chấn thương hàm mặt liên quan đến xương:

  • Gãy xương hàm mặt hoặc mất đoạn xương
  • Chấn thương hàm mặt diện rộng, gây tổn thương hoặc gãy nhiều xương cùng lúc

Biến chứng do chấn thương hàm mặt

  • Ngạt thở cấp
  • Chảy máu cấp tính và nhiễm trùng vết thương
  • Rò nước bọt.
  • Một số chấn thương phần mềm hàm mặt gây sẹo xấu ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ …
  • Gãy xương hàm mặt không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng mặt
  • Shock do chấn thương hàm mặt.
chấn thương hàm mặt
Gãy xương hàm mặt không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng mặt

Điều trị chấn thương hàm mặt

Điều trị chấn thương mềm hàm mặt

  • Vết thương do xây xát
  • Vết thương do đụng dập
  • Băng ép cầm máu khi có máu tụ hình thành
  • Bác sĩ sẽ theo dõi máu tụ để máu tự tiêu hoặc giải phẫu để lấy nếu vùng tụ do chấn thương mềm hàm mặt lớn.
  • Trong trường hợp máu tụ chưa cầm, bác sĩ sẽ mở vết thương lấy máu tụ trước sau đó mới cầm máu và băng ép.
  • Vết đứt, rách da

– Đối với các chấn thương mềm hàm mặt dạng rách da, trước tiên vùng rách được làm sạch bằng nước muối sinh lý, oxy già hoặc nước muối pha Betadin. Trong trường hợp vết rách nặng, vùng da cần cắt bỏ sẽ được cắt xén mép, bảo tồn tối đa vùng da còn cuống, chỉ cắt bỏ vùng cơ dập nát hoại tử. Sau khi cầm máu cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành khâu phục hồi.

  • Vết thương xuyên

Nếu vết thương nhẹ, không chảy máu và không có dị vật: thì không cần phẫu thuật, điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống phù nề, thay băng và theo dõi thường xuyên.

Nếu vết thương lớn, gây mất nhiều máu và có dị vật: cần phẫu thuật để làm sạch, cầm máu và đóng vết thương cho bệnh nhân

  • Mất mô

Nếu là chấn thương hàm mặt mất mô nhỏ thì chỉ cần vệ sinh, bóc tách vùng bị thương và khâu phục hồi. Nếu mất mô dạng rộng, bệnh nhân chấn thương hàm mặt cần được tạo hình và đóng kín vùng khuyết mô.

  • Chấn thương hàm mặt vùng tuyến nước bọt

Những chấn thương hàm mặt loại này có thể gặp ở nhu mô hay ống tuyến. Nếu bệnh nhân bị dò nước bọt ở nhu mô thì cần khâu phục hồi. Nếu dò ống tuyến thì cần nối, hoặc dẫn lưu vào trong miệng.

  • Chấn thương hàm mặt do bỏng
  • Chườm lạnh, bù nước và điện giải, dùng kháng sinh đồng thời chống shock cho bệnh nhân
  • Khi vết thương của bệnh nhân ổn định, tùy theo tình trạng, có thể tiến hành ghép da hoặc tạo hình phục hồi giúp lấy lại thẩm mỹ.

Điều trị gãy xương hàm mặt

chấn thương hàm mặt
Bệnh nhân gãy xương hàm mặt cần được cầm máu, thông khí, chống choáng và nhiễm khuẩn ngay lập tức

– Sơ cứu bệnh nhân gãy xương hàm mặt:

  • Bệnh nhân gãy xương hàm mặt cần được cầm máu, thông khí, chống choáng và nhiễm khuẩn ngay lập tức
  • Ngay sau khi phát hiện, bệnh nhân gãy xương hàm mặt cần được nắn chỉnh cố định tạm thời hàm bằng băng cằm đỉnh và tăng cường băng trán chẩm.

– Điều trị chuyên khoa gãy xương hàm mặt- hàm trên:

  • Nắn chỉnh bằng tay hoặc dây thép kéo, máng chỉnh hình, sử dụng bộ dụng cụ ngoài và phẫu thuật khi vết gãy xương hàm mặt đã liền.
  • Xương được cố định bằng các dụng cụ chuyên dụng trong khoảng thời gian từ 15-30 ngày

– Điều trị chuyên khoa gãy xương hàm mặt- hàm dưới:

  • Nắn chỉnh bằng tay, sử dụng bộ dụng cụ ngoài hỗ trợ hoặc phẫu thuật nếu cần
  • Cố định hai hàm, đối với bệnh nhân mất răng cần cố định bằng máng chỉnh hình
  • Trong các trường hợp gãy xương hàm mặt nặng như gãy vụn hoặc di lệch nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật kết hợp nẹp vít hoặc đóng đinh cho bệnh nhân. Thời gian cố định hàm là từ 30-45 ngày.

Tham khảo thêm:

Viêm ruột là gì?

Đau dây thần kinh toạ là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

anh facebook x 300x200 1