Viêm ruột là gì?

Viêm ruột là bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp. Bệnh viêm ruột gây tiêu chảy, gây viêm và ăn sâu các lớp thành ruột. Lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam, bệnh viêm ruột đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong nhiều năm trở lại đây.

Viêm ruột là bệnh gì?

– Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa, Viêm ruột là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra do cả vi khuẩn lẫn virus. Nếu tình trạng viêm xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa sẽ phá vỡ chức năng của các cơ quan, gây đau đớn và đe dọa tính mạng người bệnh.

– Cách đây 20 năm tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột phải nhập viện không nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các ca bệnh viêm ruột mạn tính có xu hướng ngày càng tăng. Các bệnh viện trên toàn quốc tiếp đón rất nhiều bệnh nhân viêm ruột đến điều trị nội trú, đó là chưa kể đến số lượng các ca điều trị ngoại trú.

– Bệnh viêm ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trong đó có 2 đỉnh tuổi thường gặp nhất là: đỉnh tuổi rất trẻ từ 17 đến 25 và đỉnh tuổi từ 50 đến 60. Nhóm người bệnh ở đỉnh tuổi thứ hai thường không tiến triển nặng như đỉnh tuổi thứ nhất.

viêm ruột
Viêm ruột là bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong

Phân loại bệnh viêm ruột

– Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng.

– Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần nào của đường tiêu hóa, nhưng phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đến phần cuối của ruột non (hồi tràng) và đầu đại tràng. Ngoài ra, bệnh Crohn còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ độ dày của thành ruột.

– Trong khi bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần nào của đường tiêu hóa, thì viêm loét đại trực tràng chỉ liên quan đến đại tràng. Viêm loét đại trực tràng thường khởi phát và ở trực tràng và tiến dần lên trên với tổn thương tương tự nối tiếp liên tục. Bệnh giới hạn ở đại tràng.

– Để hiểu thêm hai căn bệnh viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn, mời bạn xem thêm thông tin trong bảng sau:

Bệnh CrohnBệnh viêm loét đại trực tràng
Vị trí khởi phátPhần cuối ruột non (hồi tràng)Trực tràng
Sự phát triển của mẫu viêmSang thương dạng nhảy, không liên tụcPhát triển lên trên liên tục
Triệu chứngĐau bụng dữ dộiTiêu chảy kèm máu
Biến chứngViêm rò, áp xe, tắc nghẽnXuất huyết, phình đại tràng do nhiễm độc
Hình ảnh X-quangTrên X-quang, thành ruột bị tổn thương bất đối xứng và phân đoạn, với các vùng gián đoạn giữa các đoạn bị bệnh.Thành ruột bị ảnh hưởng đối xứng và không bị gián đoạn từ đầu gần trực tràng trở đi.
Nguy cơ ung thư đại tràngTăng nhẹTăng đáng kể
Phẫu thuậtKhi có biến chứngĐiều trị nội khoa

Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột

Yếu tố di truyền

  • Nguy cơ di truyền của bệnh Crohn cao hơn so với viêm loét đại tràng.
  • Nguy cơ mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng cao hơn nếu ba mẹ đều mắc bệnh viêm ruột.
  • Bệnh phổ biến ở người dân có nguồn gốc Đông  u. Trong những năm gần đây số ca mắc bệnh viêm ruột trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi và châu Á tăng lên.

Yếu tố môi trường

  • Chế độ ăn: ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.
  • Chế độ ăn kiêng và căng thẳng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Do đặc trưng khí hậu, những người sống ở miền Bắc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sống ở miền Nam.

Do virus

  • Salmonella: vi khuẩn đường ruột thường gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm và viêm ruột. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm Salmonella là tiêu chảy, buồn nôn và nôn, thường xuất hiện sau 12 đến 36 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa vi khuẩn.
  • Escherichia coli: sinh sống chủ yếu trong hệ thống đường ruột và có số lượng lớn nhất trong hệ vi sinh vật của cơ thể. Bình thường, vi khuẩn E. Coli không gây hại. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện vấn đề có thể tạo ra điều kiện thích hợp cho sự xâm nhập, sinh trưởng của một số nhóm vi khuẩn E. Coli, có khả năng sản xuất độc tố gây tiêu chảy ở người và gia súc. E. Coli có thể gây nên những triệu chứng như đau bụng và sốt, nghiêm trọng hơn là đi ngoài ra máu hoặc suy thận.
  • Staphylococcus aureus: vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng điển hình khi nhiễm vi khuẩn là bệnh chốc lở, hình thành các ổ áp xe chứa mủ. Khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết; khi xâm nhập vào phổi, vi khuẩn gây viêm phổi.
  • Campylobacter jejuni: là một tác nhân gây viêm ruột cấp tính, xâm nhập vào cơ thể do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, hoặc do tiếp xúc với động vật. Bệnh viêm ruột do C. jejuni gây tiêu chảy cấp ở người, đặc biệt ở trẻ em và khách du lịch từ các nước phát triển đến các nước nhiệt đới.
  • Shigella: vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn ảnh hưởng đến ruột. Shigella được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới.

Bất thường trong hệ thống miễn dịch

Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch bình thường là tấn công và tiêu diệt những kẻ xâm lược cơ thể đến từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật khác. Tuy nhiên ở một số trường hợp bất thường của hệ thống miễn dịch, các tế bào trong đường tiêu hóa lại bị tấn công và tiêu diệt thay vì tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể đến từ bên ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, loét, dày lên ở thành ruột và cuối cùng là các triệu chứng của bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột

Viêm ruột là bệnh đường tiêu hóa thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm ruột;
  • Có tiền sử viêm ruột;
  • Đi du lịch tới những vùng thịnh hành bệnh viêm ruột;
  • Sử dụng nước chưa qua xử lý hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh viêm ruột

– Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm ruột là tiêu chảy đôi khi kèm máu và cảm giác đau bụng. Cơn đau bụng có thể xảy ra từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng khiến người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm sẽ khiến người bệnh mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Trong trường hợp trong phân có máu, người bệnh tiêu chảy kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất máu.

 

– Ngoài tiêu chảy, người bệnh viêm ruột còn có thể gặp tình trạng táo bón. Tình trạng này thường xảy ra ở người bệnh Crohn do kết quả của sự tắc nghẽn tại một phần nào đó của ruột. Ở viêm ruột kết gây loét, táo bón có thể là triệu chứng của viêm trực tràng.

– Sốt, chán ăn, kiệt sức, chán ăn bất ngờ, chảy máu hoặc tiết ra dịch nhầy ở trực tràng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm ruột.

viêm ruột
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm ruột là tiêu chảy đôi khi kèm máu và cảm giác đau bụng từ nhẹ đến nghiêm trọng

Những biến chứng của bệnh viêm ruột

– Người bệnh viêm ruột có nguy cơ cao viêm loét đường tiêu hóa, do đường ruột viêm tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công. Ngoài ra, viêm ruột còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, ung thư,… nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

– Tắc nghẽn đường ruột: tác động đến độ dày của thành đường ruột, khiến lòng ruột bị thu hẹp ngăn cản dòng chảy của ống tiêu hóa. Nếu tình trạng tái diễn nhiều lần, các bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ phần ruột viêm.

– Suy dinh dưỡng: người bệnh viêm ruột thường có các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột, khiến người bệnh sụt cân nhanh có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

– Ung thư: bệnh viêm ruột có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Đặc biệt trong những trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan sang đại trực tràng, thậm chí gây ung thư hậu môn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột

Để chẩn đoán bệnh viêm ruột, ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ còn thường dùng phương pháp xét nghiệm máu hoặc cấy phân. Phương pháp nuôi cấy phân sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác bạn bị nhiễm loại khuẩn nào. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể chỉ định nội soi đại tràng hoặc nội soi dạ dày – tá tràng để nhìn rõ trong ruột hoặc sinh thiết để tiến hành chẩn đoán; phương pháp chụp X-quang, CT hoặc MRI.

viêm ruột
Để chẩn đoán bệnh viêm ruột, ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ còn dùng những phương pháp xét nghiệm khác

 

Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột

– Bệnh viêm ruột hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.

– Đối với triệu chứng tiêu chảy, cơ thể bị mất nước trầm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh bổ sung thêm nước bằng dung dịch điện giải. Đối với bệnh nhân tiêu chảy cấp cần truyền dịch theo đường tĩnh mạch, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nhập viện.

– Tùy theo từng giai đoạn, tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị thích hợp. Các ca viêm loét đại tràng thể nhẹ có thể điều trị ngoại trú, trường hợp nặng phải nhập viện. Điều trị bệnh viêm loét đại tràng khá phức tạp và rất dễ tái phát bệnh, đòi hỏi người bệnh phải hợp tác theo các chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp phòng ngừa bệnh

  • Rửa tay với xà phòng trước, trong và sau khi nấu ăn; sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nước đun sôi, để nguội; không uống nước không đảm bảo vệ sinh như nước suối, nước giếng.
  • Ăn thực phẩm được bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh, nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu, bia vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.

Tham khảo thêm:

Bệnh viêm da mủ

Bệnh viêm cơ tim cấp nguy hiểm thế nào?

Bệnh lậu: Nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu nhận biết

anh facebook x 300x200 1