Bệnh bướu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp. Thời gian đầu, khi bướu còn nhỏ, người bệnh rất khó phát hiện sự tồn tại của bệnh. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể. 

bướu cổ

Bệnh bướu cổ là gì?

– Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, có hình con bướm nằm ở đáy của cổ ngay dưới quả táo Adam. Nó sản sinh ra các chất có vai trò giúp điều hòa hoạt động tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

– Đôi khi tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường, cổ bị sưng lên thành hình bướu gọi là bướu cổ. Bướu cổ xảy ra khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Các bệnh như cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp, một bệnh rất nguy hiểm theo đó mà xuất hiện.

bướu cổ

Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ

– Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bướu cổ là do sự thiếu hụt i-ốt trong cơ thể. Bệnh có liên quan nhiều đến hệ thần kinh nên thực tế rất khó chữa trị. Ở tình trạng bình thường, tuyến giáp sẽ thu nhận i-ốt trong cơ thể từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày.

– Do một số lí do nào đó, tuyến giáp không nhận đủ lượng i-ốt, nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn. Cơ thể sẽ đền bù cho việc thiếu hụt này bằng cách tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất thêm hoóc-môn. Và như vậy tuyến giáp phình to, tạo thành bướu cổ.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến bướu cổ bao gồm:

  • Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
  • Do chế độ dinh dưỡng hằng ngày như: ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì…
  • Dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithium dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc có chứa i-ốt như thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc trị thấp khớp, thuốc trị hen, thuốc chống loạn nhịp…
  • Phụ nữ trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.

Triệu chứng phát hiện bệnh bướu cổ

-Bệnh bướu cổ mới xuất hiện thường khó phát hiện do không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, nhưng có thể cảm nhận sự tồn tại của nó qua các biểu hiện:

  • Cảm giác đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị vướng.
  • Khó nuốt.
  • Khó thở.
  • Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các biểu hiện của thừa hoóc-môn…
  • Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
  • Khi bướu lớn hơn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cục u cứng và cổ bị bành ra.

Bệnh bướu cổ mới xuất hiện thường khó phát hiện do không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, nhưng có thể cảm nhận sự tồn tại của nó qua các biểu hiện:

bướu cổ

Bướu cổ có thể to hoặc nhỏ. Ta có thể phân loại các cấp độ bướu cổ theo kích thước:

  • Độ 1: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
  • Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
  • Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chuẩn đoán như sau:

  • Bướu giáp chìm: Xuất hiện ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Tình trạng này gây khó chịu mỗi khi nuốt và thở
  • Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Điều trị bệnh bướu cổ
  • Quan sát: Khi bướu còn nhỏ và chức năng tuyến giáp vẫn bình thường, bác sĩ có thể chưa đưa ra phác đồ điều trị và đề nghị tiếp tục quan sát.
  • Thuốc: Bạn sẽ được chỉ định thuốc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ dựa theo tình trạng và nguyên nhân bệnh.
  • Phẫu thuật: Nếu bướu đã lớn và gây khó chịu khi thở hoặc nuốt, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hay một phần của tuyến giá.
  • Iod phóng xạ: Trong một số trường hợp, iod phóng xạ được sử dụng để điều trị việc hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị trong giảm kích thước của bệnh bướu cổ, nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp kém.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh bướu cổ

– Bổ sung đủ iod: Ăn thức ăn giàu iod như ăn hải sản hoặc rong biển, hoặc cá, mắm tôm, nước mắm, hoặc dùng muối iod. Tôm, cua đặc biệt chứa nhiều iod. Mọi người cần khoảng 150 microgram iod / ngày. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú và cho trẻ sơ sinh và trẻ em, bổ sung đầy đủ iod hết sức quan trọng.

– Giảm tiêu thụ iod: Hấp thu quá nhiều iod đôi khi dẫn đến bệnh bướu cổ, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp. Trong trường hợp này tránh dùng muối chứa iod, hải sản, rong biển,…

bướu cổ
Bổ sung đủ iod

Tham khảo thêm:

Triệu chứng nấm lang ben và cách điều trị

Bệnh hen có lây qua đường hô hấp không

KHÔ KHỚP CĂN BỆNH VỚI NHIỀU NGUY CƠ TIỀM ẨN

anh facebook x 300x200 1