Tủy đồ là gì?

Tủy đồ là một xét nghiệm thường xuyên được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị các bệnh lý về máu cũng như cơ quan tạo máu.

tủy đồ

Tủy đồ là gì?

– Tủy xương là một loại mô mềm, xốp, có trong hầu hết các xương. Các tế bào máu phát triển thành hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều được sản xuất bởi tủy xương.

– Tủy đồ là xét nghiệm phân tích số lượng và chất lượng các tế bào tủy xương. Tủy đồ và sinh thiết tủy xương thường được thực hiện cùng lúc. Tủy đồ hút ra một lượng nhỏ dịch và tế bào tủy xương, sinh thiết lấy ra một mẩu xương nhỏ kèm theo dịch và tế bào. Các thành phần trên sẽ được quan sát dưới kính hiển vi.

– Đây là xét nghiệm có giá trị, thường xuyên được sử dụng nhằm mục đích thăm dò chức năng tạo máu cũng như gợi ý những nguyên nhân gây rối loạn chức năng tạo máu tại tủy xương và theo dõi kết quả điều trị đối với các bệnh lý về máu, cơ quan tạo máu.

– Chỉ định tủy đồ cũng rất rộng rãi và không chỉ giới hạn trong các bệnh lý về máu, cơ quan tạo máu.

 Xét nghiệm tủy đồ để làm gì?Tủy đồ là gì

tủy đồ
Chẩn đoán ung thư máu là một trong những chức năng của xét nghiệm tủy đồ

Chẩn đoán ung thư máu là một trong những chức năng của xét nghiệm tủy đồ

  • Khảo sát xem tủy xương có tạo ra số lượng tế bào máu bình thường hay không;
  • Tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng số lượng tế bào máu bất thường;
  • Chẩn đoán các rối loạn trong tạo máu hoặc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến tủy xương;
  • Tìm các ổ nhiễm trùng nguyên phát hoặc thứ phát tại tủy xương;
  • Chẩn đoán ung thư máu (bạch cầu cấp) hoặc ung thư tủy xương (đa u tủy);
  • Chẩn đoán ung thư di căn tủy xương;
  • Kiểm tra việc đáp ứng điều trị các bệnh lý của tủy xương;
  • Thu thập mẫu xương cho các thủ thuật y khoa như ghép tế bào gốc tạo máu.

Cách thức tiến hành thủ thuật

Thủ thuật xét nghiệm tủy đồ được tiến hành tại bệnh viện với thời gian khoảng 20 – 30 phút. Tiến trình thực hiện như sau:

  • Chọn vị trí thực hiện tủy đồ: Ở người lớn, bác sĩ có thể lấy tủy ở đỉnh xương hông gai xương chậu) hoặc xương ức. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể lấy tủy ở mặt trước xương cẳng chân bên dưới đầu gối (xương chày). Sinh thiết tủy thì luôn được thực hiện ở xương hông;
  • Bệnh nhân được đặt nằm nghiêng một bên hoặc nằm sấp trên giường. Bác sĩ sử dụng dung dịch sát khuẩn để làm sạch da quanh vị trí đâm kim, sau đó phủ lên một tấm khăn vô trùng, chỉ lộ một vùng nhỏ để tiến hành thủ thuật;
  • Bệnh nhân được tiêm thuốc gây tê tại chỗ;
  • Thực hiện tủy đồ: Bác sĩ dùng một loại kim đặc biệt, đâm xuyên qua da và xương để vào tủy xương, sau đó gắn vào một ống tiêm và hút ra một lượng dịch tủy xương nhỏ. Bệnh nhân có thể thấy đau trong vài giây;
  • Thực hiện sinh thiết tủy xương: Bác sĩ dùng một loại kim đặc biệt để xoắn vào xương, rút ra một mẩu mô xương và tủy nhỏ. Người bệnh có thể cảm thấy bị đè ép khi kim sinh thiết đâm vào và lấy ra khỏi xương;
  • Bác sĩ dùng cồn sát khuẩn vùng đâm kim, đặt băng lên đó, đè tạo áp lực trong vài phút để máu ngưng chảy. Người bệnh được cho nằm nghỉ khoảng 20 – 30 phút sau thủ thuật. Khi ngưng chảy máu, bệnh nhân có thể ra viện và trở lại hoạt động thường ngày.
tủy đồ
Cách thức tiến hành thủ thuật

Lưu ý:

  • Một vài bệnh nhân gặp tác dụng phụ khi xét nghiệm tủy đồ như: Đau nơi kim châm, chảy máu hoặc bầm tím, đỏ da hoặc sưng phồng,…;
  • Nếu kết quả xét nghiệm có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ quyết định xem bệnh nhân có cần thực hiện thêm các xét nghiệm, thủ thuật khác hay không. Nếu kết quả xét nghiệm tủy đồ bình thường, bệnh nhân không cần lo lắng;
  • Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần giải thích cho trẻ những gì sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật để bé giảm sự lo lắng, hợp tác hơn. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ được gây mê toàn thân trước khi hút và sinh thiết tủy xương. Đôi khi những trẻ lớn có thể chỉ cần dùng thuốc an thần và gây tê tại chỗ. Sự chuẩn bị trước thủ thuật sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và sự hợp tác của trẻ.

– Tủy đồ có giá trị quan trọng trong chẩn đoán xác định và theo dõi quá trình điều trị các bệnh lý về máu. Khi thực hiện xét nghiệm tủy đồ, bệnh nhân nên hợp tác với bác sĩ để rút ngắn thời gian kiểm tra, tránh xảy ra biến chứng.

Tham khảo thêm:

Suy tuỷ xương: Những điều bạn cần biết

Nhận diện và phát hiện sớm viêm tủy xương

Viêm túi thừa đại tràng: Nguyên nhân, cách điều trị

anh facebook x 300x200 1