Suy tuỷ xương: Những điều bạn cần biết

Suy tuỷ xương là một bệnh lý không thể coi thường. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về căn bệnh này, cũng như là cách phòng ngừa, cũng như cách điều trị, chăm sóc bệnh nhân mắc suy tuỷ xương nhé.

Suy tuỷ xương là gì? 

– Hay còn gọi là giảm sinh tuỷ, thiếu máu bất sản. Đây là tình trạng gây nên do chức năng tạo máu của tuỷ bị suy yếu. Điều này dẫn đến giảm tạo các tế bào máu gây thiếu hụt về số lượng. Do đó, chúng đủ để thực hiện chức năng của mình:

  • Hồng cầu bị giảm: Gây nên tình trạng thiếu máu.
  • Tiểu cầu bị giảm: Gây nên tình trạng bầm da, dễ chảy máu.
  • Bạch cầu bị giảm: Giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh.
suy tủy xương

Tại sao lại mắc bệnh suy tuỷ xương?

Do di truyền

Một số khiếm khuyến gen là căn nguyên gây nên tình trạng bệnh. Những bệnh nhân này thường biểu hiện triệu chứng sớm từ nhỏ, hay lúc còn trẻ tuổi. Một số bệnh lý khác hoặc ung thư có thể chồng lắm. Những bệnh nhân này thường tiên lượng xấu và điều trị kém hiệu quá, và tiên tượng tương đối dè dặt. Các bệnh điển hình như là:

  • Bệnh Fanconi
  • Hội chứng Shwachman-Diamond
  • Rối loạn tạo sừng bẩm sinh
  • Hội chứng Diamond-Blackfan

Do mắc phải

  • Thuốc

– Các loại thuốc thông dụng tuy hiếm nhưng đều có nguy cơ suy tuỷ:

– Một số thuốc giảm đau, kháng viêm, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp, kháng giáp, kháng sinh đặc biệt là chloramphenicol,…

  • Nhiễm 

Một số siêu vi như EBV, viêm gan,…

  • Hóa chất
  • Các bệnh tự miễn liên quan

– Tuy có nhiều nguyên nhân gây ra suy tuỷ xương, nhưng khoảng 70% các trường hợp là vô căn. Tức là không có căn nguyên rõ rệt, hiện nay nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đặc điểm gây nên suy tuỷ xương vô căn bao gồm:

  • Rối loạn miễn dịch tế bào.
  • Các chất trung gian có nhiệm vụ kích thích sản sinh tế bào máu hoạt động kém hiệu quả.
  • Môi trường trong tuỷ xương bị rối loạn.
  • Độc tích trực tiếp lên tuỷ xương

– Các đặc điểm này có vai trò trong điều trị. Dựa vào các yếu tố này, các điều trị đưa ra tỏ ra hiệu quả rõ rệt trong hầu hết các trường hợp.

Triệu chứng của suy tuỷ xương như thế nào? 

Điều này liên quan đến dòng tế bào giảm sản xuất. Được khái quát hoá bằng ba cụm từ chính: Thiếu máu, xuất huyết và nhiễm trùng.

Thiếu máu 

  • Xanh xao có thể nhận thấy bằng mắt.
  • Chóng mặt, mệt mỏi, giảm khả năng lao động thường nhật, không gắng sức được.
  • Giảm tập trung, làm việc kém hiệu quả.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Trẻ em còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển thể chất, tâm thần và trí tuệ,
  • Các trường hợp nặng có thể khó thở, đau tức ngực, ngất,…

Xuất huyết

  • Bầm da dạng chấm nhỏ rải rác là thường gặp, có thể gặp các mảng lớn hơn.
  • Chảy máu chân răng, chảy máu kết mạc, chảy máu mũi.
  • Xuất huyết tiêu hoá: tiêu phân đen, tiêu máu,…
  • Tiểu ra máu: Tiểu đỏ, tiểu sẫm
  • Một số trường hợp có thể có xuất huyết não, biểu hiện triệu chứng thần kinh và nguy hiểm đe doạ người bệnh.

Nhiễm trùng

  • Sốt nhiều đặc điểm đa dạng, có thể về đêm, từng cơn hay liên tục.
  • Uể oải
  • Lạnh run
  • Ho khan hoặc ho đàm
  • Tiêu chảy
  • Tiểu gắt buốt, tiểu gấp
  • Sang thương nhiễm trùng da
suy tuỷ xương
Xanh xao chóng mặt do thiếu máu là biểu hiện thường gặp của suy tuỷ xương

Bệnh có nguy hiểm không? 

– Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhiều trường hợp đáp ứng rất tốt với điều trị và bệnh nhân có thể khỏi bệnh và có cuộc sống tốt hơn. Nhưng nếu chậm trễ hoặc có các biến chứng thì có thể sẽ rất nguy hiểm.

– Bệnh nhân có thể tử vong vì thiếu máu nặng, xuất huyết não, xuất huyết ồ ạt và đặc biệt là nhiễm trùng, những tình trạng nhiễm trùng nặng là vấn đề lớn nhất của bệnh nhân.

Điều trị suy tuỷ xương như thế nào? 

– Nhìn chung điều trị bệnh suy tuỷ sẽ dựa trên hai nguyên tắc: Điều trị hỗ trợ và đặc hiệu.

– Hỗ trợ bệnh nhân thiếu máu bằng truyền máu. Chảy máu nhiều bằng truyền tiểu cầu. Những bệnh nhân nhiễm trùng sẽ được bổ sung kháng sinh phổ rộng và chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng.

– Trong điều trị đặc hiệu, tuỳ vào đặc điểm thể trạng, điều kiện thực tế mà lựa chọn cho bệnh nhân. Những bệnh nhân trẻ tuổi, thể trạng còn tốt, không mắc bệnh lý đáng kể kèm theo, có người cho tế bào gốc phù hợp thì phương thức điều trị ưu tiên và lý tưởng nhất sẽ là ghép tế bào gốc đồng loài (Dị ghép tế bào gốc).

– Nếu không đủ điều kiện ghép tế bào gốc thì có thể điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch. Những bệnh nhân đáp ứng thuốc điều trị tỉ lệ sống >5 năm là trên 90%.

Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc bệnh nhân suy tuỷ xương?

– Nhiễm trùng là vấn đề đe doạ nhất, hãy bảo vệ người bệnh bằng hành động giữ vệ sinh và rửa tay thường xuyên khi chăm sóc.

– Ăn chín uống sôi, tham khảo bác sĩ về loại thực phẩm sử dụng được. Không tự ý cho bệnh nhân ăn Yến, ăn bào ngư, hay các thực phẩm chức năng khác không rõ nguồn gốc và an toàn.

– Tuân thủ tuyệt đối điều trị. Không tuỳ ý uống thêm thuốc nam thuốc bắc.

– Theo dõi điều trị đều đặn theo lịch.

 suy tuỷ xương
Luôn rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân suy tuỷ trong mọi giai đoạn

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân gây viêm túi mật

Nhận diện và phát hiện sớm viêm tủy xương

Bệnh viêm khớp là gì nguyên nhân, triệu chứng

anh facebook x 300x200 1