Vai trò của sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật cắt mẫu mô mềm trong xương nhằm mục đích kiểm tra tủy xương và các tế bào máu có trong tủy xương. Sinh thiết tủy góp phần vào việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị những bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ tạo máu và cả những bệnh lý ung thư.

sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương

– Sinh thiết tủy xương hay còn gọi là sinh thiết tủy sống là xét nghiệm được chỉ định nếu kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy hàm lượng tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu trong cơ thể có sự thay đổi bất thường, có thể là quá cao hoặc quá thấp.

–  Sinh thiết tủy xương được thực hiện tại vị trí xương hông. Chính nhờ vào sinh thiết tủy mà sẽ giải thích được nguyên nhân của những bất thường kể trên, bao gồm:

  • Thiếu máu do số lượng hồng cầu thấp
  • Bệnh lý về tủy xương như xơ hóa tủy nguyên phát, rối loạn sinh tủy
  • Bệnh lý liên quan đến hệ tạo máu như bạch cầu, giảm tiểu cầu, đa hồng cầu
  • Ung thư tủy xương hay ung thư máu
  • Ung thư di căn từ vùng khác vào tủy xương
  • Bệnh Hemochromatosis là rối loạn di truyền do hấp thụ quá nhiều sắt từ thức ăn
  • Nhiễm trùng, sốt chưa rõ nguyên nhân.

– Ngoài mục đích tìm ra những nguyên nhân bệnh lý kể trên, sinh thiết tủy xương còn được thực hiện để:

  • Chẩn đoán bệnh liên quan đến tủy xương và tế bào máu
  • Xác định giai đoạn bệnh ung thư
  • Kiểm soát nồng độ sắt cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta
  • Theo dõi, kiểm soát những đáp ứng trong quá trình điều trị bệnh

– Vì sinh thiết tủy xương là một thủ thuật có xâm lấn nên cũng có thể để lại những rủi ro và biến chứng nhất định, bao gồm:

  • Chảy máu nhiều, nhất là với những đối tượng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp
  • Nhiễm trùng, nhất là với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu
  • Cảm giác khó chịu và đau ở vị trí sinh thiết
  • Bệnh nhân có thể bị dị ứng với những loại thuốc mê
  • Những biến chứng về an thần như nhịp tim
sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương được thực hiện tại vị trí xương hông

Quy trình sinh thiết tủy xương

Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương

Thường thì bệnh nhân trước khi được thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương không cần chuẩn bị nhiều, tuy nhiên cũng cần có những lưu ý nhỏ như sau:

  • Thông báo cho bác sĩ thực hiện những loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bản thân hiện đang sử dụng
  • Khai báo về tiền sử bệnh sử bản thân, nhất là tiền sử rối loạn chảy máu
  • Thông báo với bác sĩ về dị ứng, nhạy cảm của cơ thể đối với băng gạc, thuốc mê và những hóa chất
  • Thông báo cho bác sĩ về khả năng đang và sẽ mang thai nếu bệnh nhân là phụ nữ
  • Báo cho bác sĩ về những mong muốn hay nhu cầu sử dụng các loại thuốc giảm bớt sự lo âu căng thẳng của bản thân về việc thực hiện sinh thiết tủy xương
  • Nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối trước ngày làm thủ thuật
  • Tuân theo những hướng dẫn và dặn dò của bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết tủy
  • Bệnh nhân có thể được chỉ định cho dùng thuốc an thần kết hợp gây tê tại chỗ.
sinh thiết tủy xương
Bệnh nhân có thể được chỉ định cho dùng thuốc an thần kết hợp gây tê tại chỗ

Quy trình sinh thiết tủy xương

Quy trình sinh thiết tủy xương bao gồm những bước như sau:

  • Trước khi sinh thiết tủy, bệnh nhân cần được kiểm tra nhịp tim và đo huyết áp. Vì thủ thuật này có thể gây đau nên bác sĩ sẽ bôi thuốc gây tê tại chỗ lên vùng da cần sinh thiết. Nếu người bệnh cảm thấy lo lắng sẽ được tiêm thuốc mê qua đường tĩnh mạch, gây mê có thể hoàn toàn hay một phần trong quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương
  • Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ và sử dụng kim đặc biệt đi qua lớp da rồi đến lớp xương và sau đó dùng một loại kim đặc biệt đồng thời xoay kim để thực hiện quá trình rút một mẫu mô xương và tủy. Mẫu sinh thiết tủy xương được lấy từ đỉnh chóp mào chậu sau hoặc có thể ở trước hông. Khi tiến hành giai đoạn này, bệnh sẽ có thể sẽ có cảm giác đau âm ĩ khi kim tiến đến vùng xương. Sau khi lấy được mẫu, bác sĩ sẽ rút kim ra ngoài đồng thời ấn nhẹ lên vùng đã lấy mẫu mô để cầm máu
  • Bác sĩ sát khuẩn vùng đã đâm kim bằng cồn và băng vết thương lại bằng băng gạc vô khuẩn.

Những lưu ý sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Những lưu ý sau khi quy trình sinh thiết tủy xương được thực hiện bao gồm:

  • Nếu trong trường hợp gây tê tại chỗ, bệnh nhân được nằm ngửa trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút và ấn nhẹ lên vùng thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy. Sau đó, bệnh nhân có thể ra về và hoạt động trở lại bình thường
  • Nếu bệnh nhân có gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được đưa đến khu vực hồi tỉnh và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ
  • Nếu bệnh nhân có cảm giác đau trong 1 tuần hoặc thậm chí lâu hơn thì có thể báo cho bác sĩ để có chỉ định sử dụng thuốc giảm đau
  • Băng vị trí thực hiện sinh thiết tủy và giữ vết thương khô trong vòng 24 giờ. Không tắm vòi và ngâm mình trong bồn nước hay bơi lội, đặc biệt không tắm nước nóng
  • Khi có những dấu hiệu bất thường như chảy máu thấm qua băng, sốt kéo dài, đau, sưng tại vị trí đâm kim, chảy dịch bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ để có những xử lý kịp thời.

Kết luận

– Sinh thiết tủy xương là loại xét nghiệm có thể mất rất nhiều thời gian để cho ra kết quả. Loại xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem tủy xương có hoạt động tốt không, và cũng chỉ ra những loại bệnh lý như ung thư, bệnh về hệ tạo máu, bệnh tủy xương.

– Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả của sinh thiết tủy để đưa ra những chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.

Tham khảo thêm:

Tủy đồ là gì?

Suy tuỷ xương: Những điều bạn cần biết

Nhận diện và phát hiện sớm viêm tủy xương

anh facebook x 300x200 2