Thảo Dược Việt Nam – Nhũ Hương

Nhũ Hương

Cây nhũ hương là loại cây vừa, nhỏ, cao 4-5m, cao nhất khoảng 6m. cây khô thô, khoẻ, vỏ cây trơn sáng, mầu vàng nâu nhạt. Vỏ cây nơi cành to có dạng như tấm vẩy dần dần bong ra.

Đặc điểm tự nhiên

  • Các tên khác của nhũ hương như: Hắc lục hương, Thiên trạch hương, Địa nhũ hương
  • Nhũ hương tên khoa học là Boswellia Carteni Birdw
  • Lá mọc xen kẽ, dầy hợc mọc thưa ở vùng trên.
  • Lá kép dạng lông cánh lẻ. Dài 15-25cm, cuống lá có lông trắng, lá nhỏ 7-10 lá đôi, mọc đối, không cuống, vùng đáy lá rất nhỏ, hướng trên to dần.
  • Lá nhỏ dài, hình trứng, dài 3,5cm, lá ở đỉnh dài 7,5cm, rộng 1,5cm, đầu lá tù, vùng đáy lá hình tròn, gần như hình tim, mé cạnh lá có răng cưa, tròn, không theo thứ tự nào hoặc gần như không có răng cưa, hai mặt lá đều phủ lông trắng hoặc mặt trên lá không có lông.
  • Hoa nhỏ, bầy thành cụm hoa có tổng trạng thưa, nụ hình trứng, cánh hoa 5 cánh, mầu vàng nhạt, hình trứng, dài gấp 2 lần đài hoa, mé trước nhọn. Đài hoa dạng chén, mé trước xẻ 5, cánh xẻ dạng hình tam giác, hình trứng. Nhuỵ đực 10, mọc ở bên ngoài đài hoa. Vòi nhuỵ ngắn, tử phòng ở bên trên, có 3-4 ngăn, mỗi ngăn có 2 phôi châu mọc rũ, đầu trụ dạng đầu, hơi xẻ 3, hạch quả hình trứng ngược, dài khoảng 1 phân, có 3 góc, đầu tù, vỏ quả chất thịt, mỗi ngăn có 1 hạt.
  • Bộ phận dùng làm dược liệu của cây nhũ hương là nhựa cây
Thảo Dược Việt Nam - Nhũ Hương
Thảo Dược Việt Nam – Nhũ Hương

Thành phần hóa học

  • Nhựa cây 60-70%, gôm 27-35%, tinh dầu 3-8%.
  • Thành phần chủ yếu của nhựa cây là Free Anpha, Bê ta- Boswellic acid 33%, Olibanoresene 33%
  • O-acetyl-Bêta-Boswellic acid
  • Dihydroroburic acid

Đặc tính dược lý

  • Nhũ hương có vị cay, đắng, tính ôn quy vào kinh tâm, can, tỳ.

Theo ý học hiện đại

  • Nhũ hương là dược liệu có tác dụng giảm đau

Theo y học dân gian

  • Tác dụng: Khứ ác khí, liệu phong thủy độc thũng, bổ can, sinh cơ, khứ phong, chỉ thống, ninh thần, bổ tâm, hoạt huyết, thư cân.
  • Chủ trị: Trị phong chẩn, trúng phong cấm khẩu, điếc, lý phong lãnh, các loại ung nhọt, bệnh khí huyết ở nữ giới (thống kinh, bế kinh), đau nhức do phong tê thấp, đau nhức vùng ngực – bụng,…
Nhựa cây Nhũ Hương được lấy để làm dược liệu trị bệnh
Nhựa cây Nhũ Hương được lấy để làm dược liệu trị bệnh

Một số ứng dụng thực tiễn của nhũ hương

Phòng và chữa bệnh viêm khớp

  • Trong nhiều thế kỉ, nhựa nhũ hương được sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm, đặc biệt là viêm khớp. Kết quả trên những người sử dụng nhũ hương để điều trị cho thấy hiện tượng đau nhức, nóng đỏ, sưng tấy tại các khớp giảm rõ rệt. Người bệnh không còn cảm thấy cứng khớp, đặc biệt là khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Tác dụng tuyệt vời ấy của nhũ hương có lẽ bắt nguồn từ chính những thành phần của loại dược liệu này. Bảng thành phần của nhựa nhũ hương tương đối đa dạng, gồm nhiều hoạt chất quan trọng như acid boswellic (33%), olibanoresene ( 33%), acid mastixic, tinh dầu… Trong đó, thành phần quan trọng nhất trong điều trị viêm nói chung và viêm khớp nói riêng chính là acid boswellic, hay còn gọi là acid pentacyclic triterpenic.
  • Các nghiên cứu tại đại học Tobingen (Đức) cho thấy Acid Boswellic trong nhũ hương là một hoạt chất có đặc tính chống viêm khá mạnh. Hiệu quả chống viêm của Acid Boswellic cũng tương tự như một số loại thuốc chống viêm phi steroid, tuy nhiên, Acid Boswellic có ít tác dụng phụ hơn.
  • Tác dụng của Acid Boswellic lên sụn khớp đạt được thông qua hai cơ chế: Sự tăng tổng hợp proteoglycan – thành phần cơ bản của sụn khớp và ức chế sự phá hủy collagen ở sụn khớp.
  • Một số thí nghiệm lâm sàng đã chỉ ra tác dụng của nhũ hương đối với sức khỏe người bệnh. Khảo sát được thực hiện trên 175 bệnh nhân nằm liệt giường cho thấy việc sử dụng nhũ hương đã làm cho tình trạng viêm khớp giảm rõ rệt. 67% những người được khảo sát nói rằng tình trạng đau cứng khớp vào buổi sáng, chứng đau và khả năng vận động hàng ngày đã được cải thiện. Người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn trong việc vận động và các cơn đau không còn nhức mỏi như trước nữa.
  • Các thí nghiệm đã một lần nữa khẳng định vai trò của nhũ hương trong điều trị viêm khớp. Sử dụng nhũ hương trong điều trị làm giảm triệu chứng của các cơn đau đồng thời kìm hãm sự phát triển của bệnh, ngăn cản tình trạng nặng hơn của các triệu chứng viêm khớp.

Chữa đau bụng kinh và bế kinh

  • Chuẩn bị: Đào nhân, hồng hoa, đương quy và nhũ hương, gia giảm liều lượng tùy theo tình trạng bệnh.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Trị chấn thương ngoại khoa gây bầm tím và sưng đau

  • Cách 1: Cam thảo 3g, sinh địa, đơn bì, xích thược và bạch chỉ mỗi vị 10g, xuyên khung, nhũ hương và một dược mỗi vị 5g. Đem tán bột, mỗi lần dùng khoảng 4g uống với nước tiểu trẻ em chưng lên hoặc dùng với rượu. Sử dụng 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi.
  • Cách 2; Chu sa, một dược và nhũ hương mỗi vị 5g, xạ hương 2g, băng phiến 3g, hồng hoa và huyết kiệt mỗi vị 6g, nhĩ trà 10g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 0.2g uống với rượu ấm.

Trị đau vùng gan do viêm gan

  • Chuẩn bị: Miết giáp, ngũ linh chi, một dược và nhũ hương bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Sắc đặc, dùng gạc thấm nước và đắp lên vùng đau khi còn ấm.

Trị đau nhức cơ thể, gân cố sưng đau và khớp giảm phạm vi chuyển động

  • Chuẩn bị: Đào nhân, nhũ hương, đương quy, kinh giới, trần bì, xích thược, đan bì, hồng hoa, phòng phong, tục đoạn và xuyên khung mỗi vị 8g, độc hoạt 4g, khương hoạt 4g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

Trị đau nhức vùng thượng vị

  • Chuẩn bị: Xuyên luyện tử, trần bì, mộc hương và nhũ hương.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Trị ung nhọt, sưng đau

  • Cách 1: Chuẩn bị một dược và nhũ hương mỗi thứu 5g, hoàng kỳ, thiên hoa phấn, mẫu lệ, đại hoàng và ngưu bàng tử mỗi vị 10g, cam thảo 3g và kim ngân hoa 15g. Đem sắc uống.
  • Cách 2: Dùng một dược và nhũ hương tán mịn, sau đó đắp lên vùng ung nhọt.
Thành phầm nhũ hương
Thành phầm nhũ hương

Trị hạch ở tuyến vú

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, đại hoàng, một dược và nhũ hương, gia giảm liều lượng tùy theo tình trạng bệnh.
  • Thực hiện: Tán thành bột, sau đó thêm băng phiến vào và bảo quản ở lọ màu nâu. Khi dùng, lấy một ít thuốc trộn đều với lòng trắng trứng, dùng gạc tẩm và chườm nóng bên ngoài.

Trị mụn nhọt

  • Chuẩn bị: Mộc miết tử, huyết kiệt và đương quy mỗi thứ 10g, xích thược 90g, thanh du 60g, ô dược 30g, mỡ heo và một dược mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: Để mỡ heo, huyết kiệt, nhũ hương và một dược riêng, các vị còn lại đem ngâm với thanh du trong vòng 5 ngày. Sau đó nấu với lửa nhỏ vài lần, lọc bỏ bã và lấy nước để trong 1 đêm. Sau đó thêm các nguyên liệu còn lại vào, đun nhỏ lửa và dùng cành tre khuấy đều cho thành cao. Mỗi ngày uống 20ml.

Trị sản hậu, nóng da thịt, đau nhức sương khớp, vú sưng đau

  • Chuẩn bị: Qua lâu 40g và nhũ hương 4g.
  • Thực hiện: Nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống với rượu ấm.

Trị thử thấp sinh họng đau, đầu choáng và kiết lỵ

  • Chuẩn bị: Cam thảo, độc hoạt, hương nhu, đinh hương, hoàng kỳ, liên kiều, mộc thông, tang ký sinh, mộc hương, nhũ hương, xạ can, thăng ma và trầm hương các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Sắc uống đều đặn.

Trị bụng đau, nhức mỏi gân xương và đau nhưng do té ngã

  • Chuẩn bị: Tang bạch bì, nhũ hương, một dược, đương quy, độc khoa lật tử, hùng hắc đậu mỗi vị 40g, thủy điệt 20g và phá cố chỉ (sao) 80g.
  • Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 20g thêm 1 ít xạ hương vào, trộn đều và uống với giấm gạo.

Trị ghẻ lở và mụn nhọt

  • Chuẩn bị: Huyết liệt, lão quân tu, mẫu đinh hương, một dược, trầm hương, ba đậu sương, khổ đinh hương, liên kiều, mộc hương và nhũ hương, mỗi vị đều 4.8g.
  • Thực hiện: Đem nghiền thành bột mịn, sau đó chế với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng từ 12 – 16g uống khi bụng đói.

Trị sưng đau do chấn thương

  • Chuẩn bị: Một dược và nhũ hương mỗi vị 5g, đương quy, bạch chỉ và bạch truật mỗi vị 10g, cam thảo và quế nhục mỗi vị 3g.
  • Thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6 – 10g uống với rượu hoặc nước đun sôi để nguội. Ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.

Trị giãn tính mạch chi ở thể khí huyết ứ

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ 16g, sinh địa, tử hoa địa đinh, đương quy, huyền sâm và đan sâm mỗi vị 12g, kim ngân hoa, nhũ hương, bồ công anh và một dược mỗi vị 10g, diên hồ sách và hồng hoa mỗi vị 8g, cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.

Giãn tĩnh mạch chi thể nhiệt đọc thịnh

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa và hoàng kỳ mỗi vị 16g, đan sâm, xích thược, địa long, đương quy, tử thảo nhung và ngưu tất mỗi vị 12g, một dược, địa miết trùng và nhũ hương mỗi vị 10g, sinh cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống trong ngày.

Trị đau nhức cơ thể, đau mắt và nhức đầu

  • Chuẩn bị: Một dược, thảo ô, mộc miết tử, nhũ hương, vãn tàm sa, ngũ linh chi bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, trộn với bột hồ và rượu bằng thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 7 viên uống với nước sắc từ lá bạc hà.

.. và rất nhiều ứng dụng khác.

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về cây xạ đen

Tìm hiểu về cây xuyên khung

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube