MỤC LỤC :
Đặc điểm sinh thái của cây Đương Quy
- Chúng thường phát triển ở những vùng núi cao có độ cao từ 2000-3000m với khí hậu ẩm mát. Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng là quốc gia có điều kiện khí hậu thích hợp với loại thảo dược này nên cũng được phát triển khá nhiều.
- Ở Việt Nam, Đương quy được du nhập từ nước ngoài về trồng từ những năm 1960 nhưng sinh trưởng không được mạnh cho lắm. Lúc mới du nhập về, chỉ có Sapa là có điều kiện tốt để loại cây này phát triển và một số ít ở các vùng xung quanh Hà Nội. Ngày nay, nhờ kỹ thuật trồng trọt tiến tiến, vị thuốc này đã được trồng ở nhiều tỉnh vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình và một số tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk.
- Đương quy có tên gọi khác là tần quy, vân quy hay sâm đương quy, có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán Apraceae. Sâm đương quy là thảo được được dùng trong nhiều đơn thuốc bổ để điều trị bệnh và đứng đầu trong các vị thuốc chữa bệnh ở chị em phụ nữ. Đó cũng là lý do mà nhiều người ưu ái gọi nó là “Nhân sâm dành cho phụ nữ”, rất được tin dùng hiện nay.
- Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao cây từ 40-80cm, thân cây hình trụ, màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc so le, sẻ lông chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu xanh trắng, mọc thành chùm ở ngọn cây, gồm 12-40 hoa. Quả Đương quy dẹt và có màu tím nhạt.
Thành phần hóa học
- Rễ cây Đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm 0,2-0,42%, đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng dược lý của Đương quy.
- Ngoài ra, cây thuốc Đương quy còn có rất nhiều thành phần hóa học quý như: các acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, brefeldin, vitamin B1, B12, E và một số nguyên tố vi lượng khác như nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie,…
Đặc tính dược lý
- Đương quy có vị ngọt, hơi cay, tính ấm
Công dụng chữa bệnh của đương quy
- Cực kỳ tốt cho phụ nữ
- Chữa được bệnh thiếu máu
- Trị được đau bụng sau sinh đẻ
- GIúp tăng tế bào máu, trị người mất sức, mệt mỏi
- Trị được bế kinh, đau bụng kinh. Máu kinh ứ đọng không chảy ra được làm cơ thể phát sốt, mệt mỏi xanh xao.
- Trị được bệnh ra mồ hôi trộm
- Trị được bệnh đau cột sống
- Trị được bệnh viêm tuyến tiền liệt
Một số bài thuốc hay với đương quy
Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu
- 16g đương quy
- 12g thục địa
- 8g bạch thược
- 6g xuyên khung
Cho tất cả các vị thuốc này với 800ml nước, đun đến khi nào còn 300ml thì ngưng, uống 3 lần trong ngày.
Chữa rong kinh hay sảy thai ra máu
- 12g đương quy
- 12g sinh địa
- 16g bạch thược
- 8g xuyên khung
- 8g a giao
- 8g cam thảo
Cho tất cả vị thuốc vào 1 lít nước, đun lửa nhỏ. Khi nước xuống 1 nửa thì ngưng. Chia làm nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ sắc đúng 1 thang thuốc.
Chữa táo bón, huyết nhiệt
- 4g đương quy
- 4g thục địa
- 4g đại hoàng
- 4g cam thảo
- 4g đào nhân
- 3g sinh địa
- 3g thăng ma
- 1g hồng hoa
Cho tất cả vị thuốc vào 600ml nước, sắc trên nửa nhỏ đến khi nước xuống 1 nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngay. Mỗi ngày uống 1 thang và dùng thuốc lúc còn ấm.
Chữa nhức đầu, đau mình, mặt đỏ
- 12g đương quy
- 12g nhục quế
- 20g thục địa
- 8g chích thảo
- 8g can khương
Cho tất cả vị thuốc vào 800ml nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi nước xuống còn 1 nửa thì ngưng. Chia thuốc làm 2 lần uống và 1 ngày dùng 1 thang.
Chữa cảm mạo, phát sốt ở trẻ em
- 4g đương quy
- 4g sa sâm
- 8g sinh địa
- 3g bạch thược
- 2g xuyên khung
- 2g tiêu khương
- 10 sợi cỏ bắc
Cho tất cả vị thuốc vào 1 lít nước sắc trên lửa nhỏ, nước xuống còn 300ml thì ngưng. Chia làm 3 lần dùng trước bữa ăn, ngày dung 1 thang.
Bổ máu
- 8g đương quy
- 6g quế chi
- 6g sinh khương
- 10g bạch thược
- 50g đường phen
Cho tất cả vào 800ml nước sắc trên nửa nhỏ, nước xuống còn 300ml thì ngưng. Thêm đường phèn, ngày uống 3 lần. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Chữa cao huyết áp
- 10g đương quy
- 10g sinh địa
- 10g đẳng sâm nam
- 16g trắc bách
- 16g táo chua
- 16g phục linh
- 16g vỏ trai
- 6g văn mộc hương
- 3g hoàng liên
Cho tất cả vị thuốc vào 600ml nước, đun nửa nhỏ đên khi nước còn 1/3 thì ngưng. Chia 2 lần uống/1 ngay. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Chữa suy nhược tâm thần
- 6g đương quy
- 6g bạch truật
- 6g phục linh
- 6g cảm thảo
- 6g viễn chÍ
- 6g xà sang
- 6g phụ tử
- 9g toan táo nhân
- 9g khởi tử ( kỷ tử )
- 9g bạch chỉ
Cho tất cả vị thuốc vào 800ml nước, đun lửa nhỏ xuống còn 300ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày và mỗi ngày chỉ được dùng 1 thang.
Các cách sử dụng khác của Đương Quy
Ngâm rượu
- 1kg đương quy khô, 10 lít rượu 40 độ, 1 bình thủy tinh lớn dùng ngâm rượu
Cách ngâm: rửa sạch Đương quy với nước rồi để ráo. Sau đó cho đương quy vào bình rồi đổ hết lượng rượu đã chuẩn bị trên vào, đậy kín nắp bình, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Đợi sau 3 tháng là có thể mang ra để thưởng thức, rượu ngâm càng lâu thì dược tính sẽ càng cao, càng tốt cho sức khỏe. Lưu ý: khi dùng chỉ nên dùng khoảng 25ml/ lần, mỗi ngày uống 2 lần.
Ngâm mật ong
- 1kg đương quy, 1,5 lít mật ong rừng nguyên chất, 1 hũ thủy tinh
Cách ngâm: rửa sạch đương quy dưới vòi nước mạnh để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó cho Đương quy vào hũ thủy tinh rồi đổ từ từ mật ong vào. Tiếp đến, khuấy Đương quy lên để mật ong ngấm vào dược liệu rồi đậy kín nắp hũ lại. Sau 1 tuần là có thể mang ra dùng. Khi dùng, lấy 1 lượng nhỏ mật ong và đương quy ra pha với nước ấm rồi dùng
Dùng làm nguyên liệu nấu ăn
Đương quy hầm tim heo: giải nhiệt, cấp nước cho cơ thể trong những ngày hè oi bức, giúp cơ thể không bị uể oải, mệt mỏi.
Nguyên liệu:
- 1 quả tim lợn.
- 100g đương quy tươi.
- 20g đẳng sâm.
- Các gia vị nêm nếm khác bao gồm: 1 củ gừng, hành tím băm nhuyễn, rượu trắng, mắm, muối, mì chính.
Cách làm:
- Bước 1: Tim lợn mua về khứa xung quanh, tách đôi, rửa sạch máu đông, tráng qua nước sôi sau đó rửa lại bằng rượu.
- Bước 2: Đương quy và đẳng sâm rửa sạch, nhồi vào trong quả tim heo. Quấn chỉ để cố định phần đương quy và đẳng sâm bên trong.
- Bước 3: Cho tim heo đã sơ chế vào nồi, rắc gừng, hành, tỏi và thêm chút rượu trắng. Hấp cách thủy đến khi gần được thì nêm gia vị đun thêm 15 phút.
Đương quy hầm đuôi heo
Nguyên liệu:
- 500g đuôi lợn.
- 200g đương quy.
- Các gia vị nêm nếm khác bao gồm: Hạt tiêu, muối, gừng.
Cách làm:
- Bước 1: Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, cắt khúc nhỏ chừng 3-5cm.
- Bước 2: Đương quy rửa sạch, thái sợi.
- Bước 3: Luộc đuôi lợn đến khi vừa chín thì cho Đương quy vào hầm tiếp.
- Bước 4: Khi đã ninh nhừ, cho thêm gia vị cho vừa miệng, gừng, hạt tiêu vào rồi tắt bếp.
Đương quy hầm cá chép
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép (khoảng 1kg).
- 200g đương quy.
- Xì dầu, muối, tiêu.
Cách làm:
- Sơ chế sạch cá, rửa sạch, để nguyên cả con.
- Nhồi đương quy vào bụng cá.
- Pha hỗn hợp xì dầu, tiêu, muối quét lên toàn bộ con cá và bụng cá.
- Hấp chín cá có thể dùng được.
Xem thêm bài viết :
Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :