Cây Thuốc Quý Việt Nam – Hà Thủ Ô – Phần 1

Đặc điểm của Cây Hà Thủ Ô

  • Cây hà thủ ô có tên gọi khoa học là Fallopia multiflora và còn được là Thủ ô hoặc Giao đằng. Đây là loại cây được sử dụng để làm thuốc trong Đông y và cả trong Tây y. Thủ ô thuộc bộ Cẩm Chướng, thuộc họ Rau răm. Đây là dược liệu có tính ấm, vị chát, đắng và ngọt. Có tác dụng trị nhuận tràng, sốt rét, an thần và một số bệnh khác.
  • Cây hà thủ ô là cây thân mềm, rễ cây phình to thành củ. Lá cây rộng từ 3 đến 5cm, dài từ 4 đến 8cm, đầu lá nhọn và có hình tim. Lá có cuống dài và mọc so le với nhau. Hoa của cây có màu trắng và nhỏ, hoa có 8 nhụy trong đó có 3 nhụy dài hơn. Quả cây 3 cạnh và không tự mở khi khô.
  • Ở nước ta hiện nay, cây hà thủ ô được tìm thấy khi mọc dại chủ yếu ở Sơn La, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh như: Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng.
Cây Thuốc Quý Việt Nam - Hà Thủ Ô
Cây Thuốc Quý Việt Nam – Hà Thủ Ô

Phân biệt các giống cây Hà Thủ Ô

Cây Hà Thủ Ô Đỏ

  • Thủ ô đỏ dễ dàng nhận biết qua rễ củ của nó. Củ của cây có hình dạng khá giống khoai lang. Trên bề mặt củ có nhiều chỗ lồi và lõm, củ của cây có màu nâu đỏ. Củ rất cứng nên không thể dễ dàng bẻ bằng tay được. Khi cắt lát ngang thì sẽ thấy: ngoài cùng là lớp vỏ màu nâu đỏ, tiếp theo là lớp bột có màu hồng có vị đắng chát và chính giữa là lõi gỗ rất cứng.

Cây Hà Thủ Ô Trắng

  • Củ của cây Hà thủ ô cũng có hình dáng gần giống với khoai lang, củ cũng có màu nâu đỏ sậm. Khi cắt lát ngang thì củ có màu trắng và chứa nhiều nhựa màu trắng. Thủ ô trắng có vị đắng và rất chát, có mùi thơm rất dễ chịu.

Đặc tính cây Hà Thủ Ô

  • Hà Thủ Ô là tên một vị thuốc bổ rất quen thuộc trong mọi gia đình, người xưa tin rằng Hà Thủ Ô có khả năng làm người già thành trẻ, tóc bạc lại đen.
  • Tuy rằng để chứng minh, chỉ có một chuyện cổ tích rất ngắn, và không có nhiều chi tiết, được coi như huyền thoại, nhưng tất cả những sách dược thảo đều có ghi lại vì đó là lý do vì sao vị dược thảo này được gọi là Hà Thủ Ô.
  • Sách thuốc cổ ghi rằng: “Hà Thủ Ô vốn tên Dạ Giao Đằng, sau vì có ông già họ Hà dùng lâu ngày, tóc bạc hóa đen và sống lâu hơn mọi người, nên đuợc gọi là Hà Thủ Ô, có nghĩa là ông họ Hà có đầu tóc đen”.
  • Thường dùng lá và rễ củ làm thuốc. Rễ củ phải được bào chế với nước đậu đen mới dùng. Khi dùng hà thủ ô cần kiêng không ăn các loại cá không vảy, hành, tỏi, cải củ. Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, giảm đường máu.
  • Cây Hà Thủ Ô là loại cây leo hay dạ hợp, vì đêm đến cành quấn vào nhau. Tên khoa học là Polygonum multiflorum, nghĩa là có nhiều đốt, nhiều hoa. Cây mọc lâu năm, thân xoắn vào nhau, lá so le, có cuống dài. Hoa trắng mọc chùm có nhiều nhánh. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 11. Hà Thủ Ô mọc hoang ở rừng núi nhiều nhất là ở Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến ở Trung Hoa và các tỉnh Tây Bắc và Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu ở Việt Nam.
  • Đến mùa thu hay mùa xuân, người ta đào về rửa sạch đất, cắt hai, hấp rồi phơi khô. Có nơi không hấp mà phơi ngay. Muốn có Hà Thủ Ô miếng thì đào về còn tươi đem thái ngay, hấp chín rồi phơi khô.
  • Có nhiều nơi luyện thuốc rất kỹ, hấp Hà Thủ Ô với đậu đen xong phơi khô. Khô rồi lại hấp với đậu đen và phơi lại. Làm như thế đến 9 lần. Hà Thủ Ô thành đen tuyền mới đúng gọi là Hà Thủ Ô chế.
  • Cho đến nay Hà Thủ Ô vẫn được dùng làm thuốc bổ thần kinh suy nhược, bổ huyết, khỏe gân cốt. Đối với phụ nữ, Hà Thủ Ô được dùng làm thuốc bổ sau khi sanh đẻ.
  • Ngoài rễ Hà Thủ Ô, lá và cành còn được dùng đun nước tắm rửa, để chữa các chứng lở ngứa. Có thể phối hợp với lá ngải càng tốt.
  • Hiện nay tại các chợ có nơi bán một thứ rượu Hà Thủ Ô. Tại các quầy hàng dược thảo có bán Hà Thủ Ô đã chế luyện rồi gói trong giấy bóng. Có thể mua về tự ngâm rượu Hà Thủ Ô nguyên chất hay thêm vài dược thảo khác.
  • Ngoài ra lại còn một thứ Hà Thủ Ô trắng. Các vị Đông Y cho là công dụng cũng giống như Hà Thủ Ô đỏ. Cách chế biến và liều dùng cũng không khác.
Có 2 Loại Hà Thủ Ô: Trắng và Đỏ
Có 2 Loại Hà Thủ Ô: Trắng và Đỏ

Tác dụng đặc trưng của cây Hà Thủ Ô

Theo nghiên cứu của Đông y và Tây y thì Hà Thủ ô có rất nhiều tác dụng điều trị nhiều bệnh và khắc phục nhiều tình trạng. Sau đây là các tác dụng của thảo dược này:

  • Làm đen tóc: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm là bởi vì thận yếu. Để cải thiện tình trạng này cần bồi bổ thận. Với công dụng bồi bổ can thận, thảo dược Hà thủ ô kích thích hiệu quả để tóc đen nhánh trở lại và mềm mại.
  • Bồi bổ sức khỏe: Với tác dụng bổ thận, ích tinh huyết và bổ can thận, thảo dược thủ ô được sử dụng để tăng lực cho các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, còi xương, suy nhược cơ thể. Cây thuốc còn được sử dụng để làm thuốc an thần điều trị chứng mất ngủ ở người.
  • Cây thuốc được kết hợp với các thảo dược khác như: Cúc hoa, Sinh địa và Bạch thược để phục hồi nhanh chóng sức khỏe của người già sau khi điều trị bệnh. Ngoài ra, cây thuốc còn được sử dụng để tăng lượng máu cho người thiếu máu vì thảo dược thủ ô kích thích sinh bạch cầu và hồng cầu.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Cây thuốc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cải thiện hiệu quả các tuyến nội tiết của cơ thể. Ngày nay, cây dược liệu này được sử dụng để cải thiện hệ miễn dịch phòng tránh các bệnh thông thường.
  • Trị bệnh ngoài da: Từ xưa, cây thuốc Thủ ô được các thầy thuốc sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như: bệnh Lậu, bệnh nấm Gavut ở chân. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để trị tình trạng da bị mủ hiệu quả.
  • Giải độc và tiêu viêm: Cây thuốc thủ ô với tác dụng giải độc và thông lợi tiểu nên từ xưa đã được sử dụng để điều trị cho người già và cả phụ nữ sau sinh nở bị chứng táo bón. Bên cạnh đó, thảo được này còn sử dụng để điều trị các tình trạng như: ghẻ lở, tràng nhạc và mụn nhọt.
  • Kéo dài tuổi thọ: Theo Đông y thì tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng già đi của con người là vì thận yếu. Hà thủ ô thì có tác dụng bổ thận tinh nên không khó để lý giải tại sao dược liệu này lại có thể tăng cường tuổi thọ. Chính vì công dụng này mà ngày này nhiều người già hay sử dụng các phế phẩm từ Hà thủ ô.
  • Cải thiện tình trạng tim mạch và tiểu đường: Hà thủ ô khi sử dụng có tác dụng điều phối tình trạng rối loạn Lipid có trong máu. Điều phối này làm cho thảo dược ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, giúp cải thiện các bệnh lý về tim và bệnh lý tiểu đường.
  • Trị sốt rét : Với đặc tính có tính ấm và vị ngọt, đắng và chát cùng khả năng tăng cường miễn dịch nên thảo dược này còn được sử dụng để trị sốt rét kéo dài. Để trị sốt rét thì Đông y kết hợp rễ củ của Hà thủ ô với các thành phần khác như Đậu đen và Sài hồ.
  • Trị huyết áp cao: Đây là một bệnh rất phổ biến hiện nay ở người già và có tình trạng trẻ hóa người bệnh. Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền thì Thủ ô có tác dụng điều trị về tình trạng huyết áp cao. Để điều trị huyết áp cao thì thảo dược này được kết hợp với: Sinh địa, Tang ký sinh, Bạch thược, Huyền sâm, Ngưu tất.
  • Tốt cho sức khỏe sinh sản: Với công hiệu bổ thận, Hà thủ ô giúp tăng cường sinh lực trong quan hệ chăn gối. Thúc đẩy nhanh chóng việc sinh con cho các cặp hiếm muộn.
  • Cải thiện làn da: Với công hiệu giải độc gan hiệu quả, Hà thủ ô giúp ngăn ngừa và đẩy lùi mẩn ngứa và mụn trên da. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp làn da thêm hồng hào và đẩy lùi tình trạng lão hóa da.

Xem thêm bài viết : 

Các bài thuốc của Hà Thủ Ô

Thảo dược cây – Tam thất

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube