Cây Thuốc Quý Việt Nam – Cây Rau Sam

Đặc điểm nhận dạng cây rau sam

  • Cây rau sam hay còn gọi là mã xỉ hiện, có tên khoa học là Portulaca oleracae L., thuộc họ Rau sam Portulacaceae.
  • Cây rau sam là một loại cỏ sống hàng năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10 – 30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống. Phiến lá dày, mặt bóng, dài 2cm, rộng 8 – 14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.
  • Cây thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt của nước ta.
  • Toàn cây được phơi khô dùng làm thuốc.
Cây Thuốc Quý Việt Nam - Cây Rau Sam
Cây Thuốc Quý Việt Nam – Cây Rau Sam

Thành phần trong cây rau sam

  • Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong rau sam có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alcaloid, terenoid, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác. Trong đó, flavonoid là hợp chất chiếm ưu thế và có nhiều tác dụng sinh học.
  • Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc, có công dụng chữa trị các chứng cảm, lỵ, ghẻ lở và sát khuẩn, tiêu sưng thũng, trị mờ mắt…

Công dụng của cây rau sam

Chữa ho ra máu

  • Nếu bị chứng này thì lấy rau sam tươi giã nát vắt nước uống hoặc nấu canh rau sam ăn, ngày ăn 2 lần (hoặc uống). Ăn hoặc uống liền trong 1 tuần thì thấy bệnh bắt đầu biến chuyển.
  • Tiếp tục dùng trong khoảng 1 tháng thì bệnh khỏi hẳn, thời gian dùng thuốc phải liên tục. Tuy nhiên, nếu ho ra máu do lao thì phải kết hợp dùng thuốc theo công thức thuốc chống lao của bác sĩ chuyên khoa lao.

Trị sốt rét thông thường

  • Nếu bị sốt rét thì lấy 1 nắm rau sam rửa sạch nấu nước uống. Bên ngoài thì lấy ít ngọn rau sam tươi giã nát rồi đắp và băng lại ở cổ tay. Ngày dùng 2 lần rất hiệu nghiệm.
Cây Rau Sam
Cây Rau Sam

Chữa tiêu chảy

  • Người bị tiêu chảy, phân có bọt thì hái một nắm rau sam rửa sạch rồi cho 2 bát ( ăn cơm ) nước đun lên sôi một lúc. Bã ăn còn nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa trẻ em bị kiết lỵ

  • Khi trẻ em bị mắc chứng lỵ luôn thấy đau mót rặn có khi phân lẫn nhày máu thì lấy rau sam rửa sạch giã nát, vắt lấy ước rồi đun sôi già, cho thêm một ít đường mật khuấy đều lên cho trẻ uống rất hiệu nghiệm.

Phụ nữ ra nhiều khí hư hôi

  • Rau sam 100g giã nát, chắt nước cốt, hòa với lòng trắng trứng gà (1 quả) hấp chín ăn 1 lần/ngày ăn liền 5-7 ngày, kết hợp với vỏ rễ râm bụt 200g, sắc đặc lấy nước rửa âm hộ hằng ngày.

Người bị chứng giun, sán

  • Nếu bị mắc chứng giun đũa thì lấy khoảng 2 nắm to rau sam sắc với 2 bát (ăn cơm) nước trong siêu đất, sắc còn gần 1 bát thì uống lúc đói, uống vài lần sẽ có tác dụng tẩy giun.
  • Nếu bị chứng sán xơ mít thì lấy rau sam tươi sắc lấy nước đặc hòa với một ít giấm và muối rồi uống khi sáng ngủ dậy (chưa ăn uống gì) uống như vậy vài ngày liền sẽ có tác dụng tẩy sán.

Chữa bệnh trĩ

  • Khi mới bị mắc bệnh trĩ thì lấy 2 nắm rau sam rửa sạch rồi luộc lên ăn cả cái, lấy nước còn nóng để xông tại chỗ, khi ấm vừa thì ngâm và rửa kỹ vùng trĩ. Kiên trì làm như thế liên tục từ 20-30 ngày làm một liệu trình.
Cây Rau Sam
Cây Rau Sam

Chữa đau mắt do mộng thịt

  • Nếu gặp chứng đau mắt nổi mộng thịt, kéo màng mắt thì lấy 1 nắm rau sam tươi rửa sạch giã nát, trộn thêm 1 ít phác tiêu ( khoáng chất mua ở hiệu thuốc bắc ) rồi dùng vải mịn sạch bọc lại đắp lên mắt, rất hiệu quả.
  • Trẻ mới sinh không mở được mắt: Rau sam 1 nắm giã nát với chút muối bọc vào gạc đắp lên mí mắt. Thỉnh thoảng lấy ra nghỉ một lúc rồi thay lớp khác rất hiệu quả.

Chữa đau răng

  • Nếu răng bị sưng, đau thì lấy rau sam rửa thật sạch giã nát, vắt lấy nước cốt rồi ngậm và súc miệng, làm như vậy nhiều lần trong ngày.

Chữa trùng cắn

  • Nếu bị rắn rết cắn, ong đốt, chạm vào sâu róm khiến đau sưng và ngứa rất khó chịu thì lấy rau sam giã nát đắp vào vết thương vừa giã vắt nước uống rất mau khỏi. Tuy nhiên nếu bị rắn độc cắn thì sau khi sơ cứu phải chuyển đi bệnh viện ngay.

Xem thêm bài viết : 

Thảo dược cây Rau má

Thảo dược cây Tam thất

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube