Thảo Dược Việt Nam – Cây Bạc Hà

Nếu dùng quá liều bạc hà có thể gây phát ban, nhức đầu, chóng mặt. Sử dụng liều lượng quá lớn gây nguy cơ bị co giật. Vậy các bạn đã thực sự hiểu hết về cây bạc hà?

Đặc điểm cây bạc hà

  • Cây bạc hà là cây thuộc loại sống lâu năm, thân cây mềm, mọc thẳng  đứng, có chiều cao của cây tầm 35- 45 cm. Lá mọc đối nhau có dạng hình bầu dục, hình hơi tròn trứng, trên lá có các răng cưa, có cuống lá nhưng ngắn,  Hoa thì có màu hồng hay tím, khá nhỏ khi mọc tạo thành vòng có dáng hình trụ trên mỗi cành ra hoa vào tháng 8 đến cuối tháng 10, quả thì có hạt, còn các bộ phận có trên mặt đất thì đều có lông, cây có lông bảo vệ và lông bài tiết .
  • Khi nói tới bạc hà có thể có rất nhiều người biết về nó. Phải nói là nó còn có một rất nhiều tên gọi khác nhau như bạc đài , anh sinh, kê tô, đông đô, liên tiên thảo, nam bạc hà, bạc hà than và còn rất nhiều tên gọi khác nữa. Thuộc họ hoa môi, có tên khoa học Mentha Arvensis Lin.
  • Bạc hà và húng lủi đều là những nguyên liệu phổ biến thường được dùng trong ẩm thực, thế nhưng hai loại cây này rất dễ gây nhầm lẫn. Hầu hết người Việt không phân biệt được cây bạc hà và cây húng lủi, ví dụ điển hình là trong các quán cà phê, detox, người ta thường dùng húng lủi thay vì bạc hà.
Thảo Dược Việt Nam - Cây Bạc Hà
Thảo Dược Việt Nam – Cây Bạc Hà

Đặc tính dược lý của cây bạc hà

Lợi tiêu hóa

  • Vị thơm the nồng của bạc hà giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm đau bao tử cũng như ngăn ngừa chứng khó tiêu.

Chữa đau đầu

  • Bạc hà được xem vị thuốc thần kì, chỉ cần vò nát 1 – 2 lá bạc hà và thoa lên trán và mũi, cơn buồn nôn cũng như đau đầu sẽ khỏi trong tích tắc.

Giúp thông mũi, họng

  • Hương the nồng của lá bạc hà sẽ giúp mọi người thông mũi, cổ họng và phổi. Lá bạc hà có chất kháng khuẩn cũng như kháng viêm nên chỉ với một tách nước ấm, vài lá bạc hà là đã đánh bay được chứng viêm họng, ho mà người Việt Nam thường gặp.
Cây Bạc Hà
Cây Bạc Hà

Khiến tinh thần sảng khoái, phấn chấn

  • Nếu đang gật gù với cơn buồn ngủ mà vẫn còn nhiều việc phải giải quyết, chỉ cần một thoáng hương bạc hà sẽ khiến bạn tỉnh táo ngay vì hương bạc hà là chất kích thích từ thiên nhiên, không hề gây độc hại.

Chăm sóc da

  • Không những giúp cải thiện sức khỏe mà lá bạc hà còn giúp đánh bay những vấn đề về mụn, ngứa da hay vết côn trùng cắn.

Đuổi côn trùng

  • Cây bạc hà là một loại cây đuổi côn trùng cực kì hiệu quả, chỉ cần có 1 chậu bạc hà trước ban công thì việc ruồi muỗi sẽ không thể nào xâm nhập nhà bạn.

Giảm cân

  • Nếu thêm lá bạc hà vào chế độ ăn kiêng sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn vì trong lá bạc hà có chứa các chất kích thích tự nhiên, rất tốt cho cơ thể.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

  • Lá bạc hà giúp thông đường hô hấp, đó là công dụng tuyệt vời giúp cho những người bị bệnh hen suyễn. Trong lá bạc hà có thành phần chống oxi hóa mạnh, giúp chặn đứng những nguy cơ về dị ứng.

Chăm sóc răng miệng 

  • Chỉ cần nhai lá bạc hà trong vài phút, các vi khuẩn trong miệng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, giúp răng nướu chắc khỏe và có hơi thở tươi mát.

Phòng ngừa ung thư

  • Một số nghiên cứu gần đây cho thấy bạc hà giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư do trong đó có chất hóa học tự nhiên, giúp cơ thể ngăn chặn việc cung cấp máu đến các khối u trong cơ thể.

 

Cây Bạc Hà Có Rất Nhiều Công Dụng
Cây Bạc Hà Có Rất Nhiều Công Dụng

Những loại bạc hà và đặc điểm phân biệt

  • Về cơ bản thì bạc hà rất giống với rau húng, rất khó phân biệt giữa hai loại cây này nên cũng có rất nhiều nhầm lẫn. Về tác dụng của hai loại cũng khác nhau dưới đây là một vài điểm để bạn phân biệt hai loại cây này.

Rau húng tây

  • Húng quế Tây hay quế châu Âu (sweet basil) rất thơm, mùi hăng đậm, ngọt và mát. Basil là húng quế nhưng Việt Nam gọi để phân biệt với húng quế của mình. Cái tên basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn, có nghĩa “đế vương”, do người Hy Lạp xưa rất quý basil vì họ dùng nó làm nên nhiều loại thuốc.
  • Quế Tây thường có lá trơn, hình tròn bầu dục, vị không the bằng nhưng rất dậy hương và thường được dùng ăn sống hoặc gia vào làm gia vị cho các món mì Ý (pasta), salad, thịt nướng, pizza. Quế Tây đặc biệt thích hợp làm các loại sốt cà chua, sốt pho mát, xúp cà chua, …

Rau húng quế

  • Húng quế còn gọi là húng giổi hay é tía, có tên khoa học Ocimum basilicum L, thuộc chi Ocimum. Đây là loài cây thân thảo, cao 50–60cm, là cây gia vị có mùi thơm đặc biệt. Lá húng đơn, mọc đối, màu lục, hơi khía răng ở mép. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.
  • Lá húng quế có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau nên được sử dụng làm gia vị. Hoa có tính chất lợi tiểu, bổ thần kinh. Quả có vị ngọt và cay, tính mát; kích thích thị lực.
  • Ngoài ra, cành và lá húng quế còn được dùng trị: sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hoá, viêm ruột, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều…
  • Húng quế có mùi thơm đặc trưng giúp tăng hương vị nên được dùng ăn với các món nước như phở, hủ tiếu, bún riêu hoặc các món cuốn như bánh xèo, gỏi cuốn..
Bạc Hà Có Rất Nhiều Loại
Bạc Hà Có Rất Nhiều Loại

Rau húng chanh

  • Húng chanh là một trong những loại rau thơm quý ở nước ta. Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hóa gỗ, lá mọc đối, dày cứng, giòn, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
  • Đây cũng là vị thuốc thông dụng chữa ho và viêm họng, được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Theo từ điển Cây thuốc và động vật làm thuốc, húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
  • Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…

Rau húng lủi

  • Rau húng lủi thuộc cây thảo, được gọi với nhiều cái tên khác nhau, tùy theo địa phương, đây là loại cây có nguồn gốc từ hoang dã, mùi thơm đặc trưng thường được dùng làm rau sạch, chế biến với nhiều món ăn, ngoài ra cây còn được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thảo dược chữa bệnh, xua đuổi muỗi.

Những lưu ý khi sử dụng bạc hà

  • Chỉ nên dùng tối đa 0,4 ml/ngày. Nếu dùng quá liều có thể gây phát ban, nhức đầu, chóng mặt. Sử dụng liều lượng quá lớn gây nguy cơ bị co giật
  • Trẻ sơ sinh không được sử dụng, bởi tinh dầu bạc hà có thể xảy ra vấn đề về hô hấp với trẻ sơ sinh.
  • Người bị dị ứng bạc hà có thể bị nổi mụn nước trong miệng và lỗ mũi khi hít tinh dầu bạc hà.
  • Có thể gây tương tác với một số loại thuốc như cyclosporine, thuốc kháng acid…
  • Người mắc bệnh tim không được dùng bạc hà do sẽ gây chậm nhịp tim.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng tinh dầu bạc hà.

Đây là tất cả những thông tin, cách phân biệt tác dụng và những lưu ý khi sử dụng các loại sản phẩm từ bạc hà.

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về cây rau má

Tìm hiểu về cây rau sam

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube