Tác Dụng Y Học Của Nhân Sâm

Đặc Điểm Của Nhân Sâm

Loại thảo dược này có tên khoa học Panax Giseng là  một loại cây có rễ thuộc họ cuồng đươc coi là một thần dược trong sách cổ “Thần nông bản thảo” 3000 năm tuổi của Trung Quốc. Nhân sâm là một loài cây lâu năm mọc hoang tại các vùng núi Ấn Độ, Việt Nam, Bắc Mỹ, Viên đông Liên Bang Nga(khu vực ngoài Mãn Châu), Trung Quốc, Triều Tiền và Hàn Quốc. Dân gian Việt Nam thường gọi tắt là Sâm.

Tên gọi nhân sâm theo sử sách ghi chép lại là dựa trên hình dáng có đầu, mình và hai chân tựa hồ giống như hình dáng con người của loại thảo dược quý hiểm này. Chữ sâm ở đây có nghĩa là, tham gia, chen vào, còn nhân có nghĩa là người, với ý chỉ tài năng và tầm vóc của con người có thể sánh ngang với trời đất tạo nên ba giới là Thiên – Địa – Nhân.

Đây là loại cây lâu năm phát triển chậm nên rất khó trồng, và rễ của nó chỉ được thu hoạch sau 5 hoặc 6 năm. Là loại được Nga và Trung Quốc cho vào danh sách bảo vệ.

Cây nhân sâm
Cây nhân sâm

Tác Dụng Của Nhân Sâm

Giảm căng thẳng tâm lý

Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. thảo dược này được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. đồng thời có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

Kích thích miễn dịch và thần kinh

Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

Điều trị tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

Ngăn chặn sự phát triển của ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng, ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

Các tác dụng của nhân sâm
Các tác dụng của nhân sâm

Giảm Cholesterol trong máu

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Tăng cường thể lực

Nhân sâm được coi là thuốc bổ vì có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.

Các Cách Sử Dụng Nhân Sâm

  • Pha Trà: Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha  trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
  • Tán Bột: Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.
  • Ngậm Tan: Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.
  • Sắc Uống: Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong  một lần.
  • Nấu Ăn: Dùng trong các công thức nấu ăn để bồi bổ cơ thể
Trà nhân sâm
Trà nhân sâm

Tác Dụng Phụ Của Nhân Sâm

Nhân sâm là một vị thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Cụ thể là, sau vài ngày sử dụng nhân sâm, bạn có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn và dễ kích thích. Do có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể gây ra giảm khả năng tập trung và tụt đường máu.

Đồng thời, nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ người mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em. Nguyên nhân là do, đã có những báo cáo về sự ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như các cơn hen, tăng huyết áp, đánh trống ngực và chảy máu tử cung ở những phụ nữ sau khi mãn kinh.

Mặt khác, nhiều người do chưa quen sử dụng sẽ cảm thấy loại thảo dược có mùi khá khó chịu.

Những Người Nên Thận Trọng Khi Dùng Nhân Sâm

Nhân sâm là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải có thể sử dụng cho mọi đối tượng được. Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:

  • Người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.
  • Đặc biệt, người đang bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân là do sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não.
  • Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên dùng nhân sâm.
  • Người hay mất ngủ nhưng sức đề kháng yếu mà muốn dùng thì nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (hay là đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.
  • Trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.

 

Tham Khảo Thêm

Công dụng y học của bạc hà

Tác dụng bất ngờ của tỏi đen

Sử dụng Đông trùng hạ thảo đúng cách

fb cl