MỤC LỤC :
Đặc Điểm Của Bạc Hà
Bạc hà (Mentha × piperita) là một loại thảo mộc thơm thuộc họ bạc hà, đây là cây lai giữa cây bạc hà và cây bạc hà lục. Bạc hà có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á, nó đã được sử dụng trong hàng ngàn năm vì hương vị dễ chịu, không những thế nó còn mang lại lợi ích sức khỏe.
Bạc hà được sử dụng làm hương liệu trong kẹo bạc hà, kẹo và các thực phẩm khác. Ngoài ra, nhiều người tiêu thụ bạc hà như một loại trà tươi, không chứa caffeine.
Bạc hà tươi được thu hái cất tinh dầu hoặc phơi khô sau khi thu hoạch, bảo quản ở môi trường khô ráo. Tất cả các bộ phận trên mặt đất của bạc hà băng đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng từ 1 – 3%, trong đó chủ yếu là limonen, menthol, methyl acetat, cimen, myrcen…
Công Dụng Của Bạc Hà Cho Sức Khỏe
Chống Viêm – Chống Oxi Hóa
Bạc hà là loại cây có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm được gọi là axit rosmarinic. Loại axit này đã được nghiên cứu về hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng theo mùa gây ra, hứa hẹn một phương pháp điều trị thiên nhiên hiệu quả mà ít tốn kém hơn.
Có Lợi Cho Phụ Nữ Cho Con Bú
Mặc dù việc cho trẻ bú sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với cả mẹ và bé, tuy nhiên hoạt động này có thể gây đau và tổn thương đến núm vú. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí International Breastfeeding Journal vào tháng 4 năm 2007 cho biết rằng nước từ lá bạc hà có thể mang lại hiệu quả giúp ích trong việc ngăn ngừa đau nhức ở núm vú đối với những phụ nữ cho con bú.
Trị Các Loại Cảm Lạnh
Bạc hà có chứa menthol – một chất làm loãng máu có mùi thơm tự nhiên có tác dụng tan đờm và niêm dịch, giúp mũi miệng thông thoáng hơn. Menthol cũng có hiệu quả làm dịu và giảm bớt cơn viêm họng, đặc biệt khi dùng kết hợp lá bạc hà với trà.
Giảm Khó Tiêu, Đầy Hơi
Bạc hà là một loại thảo mộc có tính dịu nhẹ. Từ lâu nó đã được sử dụng để chữa trị các chứng khó tiêu và khó chịu dạ dày. Bạc hà giúp tăng dịch tiết ra ở túi mật và giúp mật lưu thông tốt hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ giúp duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định.
Lá bạc hà cũng có tác dụng giúp làm giảm đau và dịu bớt cơn khó chịu do đầy hơi và chướng bụng.
Cải Thiện Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS)
Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng dầu bạc hà mang lại hiệu quả điều trị đối với những người thường trải qua các cơn đau hoặc khó chịu ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Trong một thử nghiệm lâm sàng, 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện tình trạng bệnh đáng kể – giảm bớt tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.
Ngăn Ngừa Loét Dạ Dày
Trong một nghiên cứu ở động vật, menthol đã được chứng minh hiệu quả giúp bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol. Do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh loét dạ dày do uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau.
Bảo Vệ Răng Miệng
Bạc hà chính là một chất chống vi sinh vật tự nhiên và có tác dụng giúp hơi thở luôn thơm mát. Bạn có thể dùng trà từ lá bạc hà để súc miệng hoặc nhai lá bạc hà để sát khuẩn khoang miệng.
Sử Dụng Bạc Hà Trong Y Dược
Bạc hà mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy dược liệu này được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh như sau:
- Chống viêm, làm sạch khoang mũi: Dược liệu chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic axit. Vì vậy, sử dụng vài giọt lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà pha với nước sôi, xông hơi trực tiếp sẽ có tác dụng làm sạch, thông xoang mũi. Bạc hà còn có công dụng điều trị hen, dị ứng do nhiễm trùng nấm..
- Chống say tàu xe: Một ly nước ấm có chứa bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà giúp giảm buồn nôn và tránh buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay và hít đem lại công dụng chống say tàu xe hiệu quả;
- Xua đuổi côn trùng: Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi có tác dụng khử sạch mùi hôi…
- Trị hôi miệng: Uống một ly trà bạc hà hoặc nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà khi cảm thấy hơi thở có mùi giúp khử mùi hiệu quả;
- Giảm căng thẳng: Một ly trà bạc hà uống vào ban đêm (trước khi đi ngủ 30 phút) sẽ giúp dễ ngủ và giảm stress.
Những Điều Cần Lưu Ý
Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạc hà băng như buồn nôn, bồn chồn, động kinh, chóng mặt, rát cổ họng, các vấn đề về thị giác và thính giác, tăng huyết áp, phá thai, suy nhược phổi và tổn thương não. Trong trường hợp gặp những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.
Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng bạc hà băng trong điều trị bệnh như sau:
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ quá trình sử dụng (liều lượng, thời gian điều trị) theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Lá bạc hà bằng làm xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai ở phụ nữ đang mang thai, vì vậy để an toàn không nên sử dụng dược liệu này ở phụ nữ mang thai;
- Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị trong trường hợp dị ứng, kích ứng với các thành phần của bạc hà, các loại thảo dược và thuốc khác;
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh lý kèm theo và các loại thuốc bạn đang sử dụng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất) để tránh nguy cơ tương tác thuốc;
- Không sử dụng bạc hà trong điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Như vậy bạc hà là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bạc hà có thể tương tác tác với những loại thảo dược và thuốc khi dùng chung, dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tham Khảo Thêm
Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến sức khỏe
Những kiến thức cơ bản về Tiểu đường
Những công dụng bất ngờ của Tỏi đen