Dấu hiệu rỉ ối thường là: mẹ bầu nhận thấy âm đạo tiết ra chất lỏng màu trắng và trong suốt, có thể dính chút nhầy hay chút máu và thường không có mùi. Vậy, rỉ ối là gì?
Rỉ ối là gì?
– Màng ối là bộ phận có tác dụng ngăn cản không cho vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào tử cung của mẹ bầu. Nếu mắc phải tình trạng viêm nhiễm trước hoặc trong thai kì, màng bọc túi ối của mẹ ngày càng mỏng, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước ối. Tình trạng này thường gặp ở những thai phụ có ngôi thai hoặc khung chậu bất thường, có đa ối, đa thai.
– Thường xuyên khám phụ khoa trong thai kỳ là điều rất quan trọng. Bởi khi người mẹ bị viêm nhiễm phần phụ dễ gây ảnh hưởng xấu đến con yêu. Khi mẹ bầu có dấu hiệu bị rỉ ối thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ nhé.
Dấu hiệu rỉ ối là gì?
– Dấu hiệu rỉ ối sớm dễ nhận biết là hiện tượng chảy nước ối từng chút ở âm đạo. Khi nước ối bị rò rỉ, bạn sẽ dễ dàng thấy chất lỏng màu trắng và trong suốt. Lúc này, nước ối chảy ra có khả năng dính chút nhầy hay chút máu và thường không có mùi.
– Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định tình trạng dấu hiệu rò rỉ nước ối:
- Nước ối không mùi trong khi nước tiểu có mùi khai, dịch âm đạo có mùi tanh
- Sử dụng quỳ tím thử nếu quỳ tím chuyển xanh thì là nước ối
- Xuất hiện cơn gò tử cung cùng nước ối
Các bạn nào có nguy cơ rỉ ối
- Vận động nhiều trong lúc có thai.
- Hút thuốc.
- Quan hệ tình dục lúc mang thai.
- Dùng thuốc kích thích khi mang thai.
- Viêm nhiễm vùng xung quanh như nhiễm trùng tiểu.
- Nhiễm trùng hô hấp gây ho nhiều.
- Viêm nhiễm màng ối do viêm nhiễm từ đường âm đạo cổ tử cung.
- Hậu quả của chấn thương vào tử cung hay cổ tử cung như:
- Sau mổ u nang.
- Mổ vùng bụng.
- Sau khâu cổ tử cung (trong hở eo tử cung).
- Chọc ối.
- Hậu quả sau dọa sanh non do gò nhiều hay ra huyết.
- Do bất thường ở cổ tử cung:
- Cổ tử cung quá ngắn.
- Hở eo tử cung.
- Do bất thường ở tử cung.
- Tử cung 2 sừng.
- Tử cung có vách ngăn.
- Đa thai, đa ối.
- Suy dinh dưỡng.
Rỉ ối bao lâu thì sinh
Hiện tượng rỉ ối ở mẹ bầu sẽ xuất hiện vào tuần 37 đến 39 của thai kỳ. Nếu phát hiện kịp thời, bạn sẽ mất từ 12 đến 24 giờ để chờ sinh. Mỗi phụ nữ sẽ có mức độ rỉ ối khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định là nên dưỡng thai thêm hay mổ chủ động, mổ bắt lấy con ngay.
Làm gì khi bị rỉ ối
- Bạn nên đến khám ở BS chuyên khoa sản để chẩn đoán có rỉ ối hay nhiễm trùng ối không.
- Bạn sẽ được siêu âm xem lượng nước ối có giảm không.
- Có thể làm xét nghiệm máu để đánh giá có nhiễm trùng ối không.
- Làm các xét nghiệm xác định có rỉ ối không.
Nên làm gì để hạn chế rỉ ối
- Vì rỉ ối rất nguy hiểm cho mẹ và con, nên các mẹ chuẩn bị có thai nên lưu ý các điểm sau:
- Điều trị hết viêm nhiễm vùng âm đạo cổ tử cung trước khi có thai.
- Tranh thủ nghỉ, không vận động nhiều, đặc biệt thời điểm thai còn quá non.
- Không quan hệ tình dục lúc mang thai.
- Khám kiểm tra sinh dục trước khi có thai để phát hiện bất thường.
- Tránh sang chấn vào tử cung, cổ tử cung lúc mang thai.
- Chú ý phát hiện các dấu hiệu dọa sinh non, dọa sảy như: trằn bụng, tử cung gò, ra huyết là phải đi điều trị ngay.
- Cuối cùng nên khám ở các Bác sĩ chuyên khoa sản để phát hiện sớm nguy cơ, để có cách ngăn ngừa, điều trị an toàn cho thai và mẹ.
Tham khảo thêm bài viết:
Cạn nước ối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Cách khắc phục dư nước ối ở mẹ bầu