Quả nho và rượu nho, món quà từ mẹ thiên nhiên

Vang nho là loại thức uống được ưa chuộng trên thế giới, người ta yêu thích loại vang này không chỉ vì vị ngon, chát, ngọt của nó mà còn vì những lợi ích của nó mang lại cho sức khỏe của người uống

Quả nho là nguồn nguyên liệu chính để chế rượu vang. Chất resveratrol có trong vỏ nho là chất chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E; nước ép nho đỏ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh gấp 3 lần nước ép cà chua, cam và bưởi. Vỏ nho tím chứa flavonoids giúp làm giảm huyết áp, tăng HDL và giảm LDL để bảo vệ tim mạch. Các polyphenol là chất nhũ hóa các mảng lipid trong xơ vữa mạch máu làm các mảng xơ vữa tan dần nên nho và rượu vang đỏ thích hợp cho những người nhồi máu cơ tim và huyết áp cao…

quả nho

Nho có tác dụng gì

Theo Đông y, quả nho vị ngọt, chua, tính bình; vào tỳ, vị, thận. Tác dụng bổ khí dưỡng huyết, cường kiện cân cốt, lợi thuỷ trừ thấp.

Rễ cây nho (bồ đào căn): vị ngọt, sáp, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, lợi niệu.

Dây nho (cả lá – bồ đào đằng diệp): vị ngọt, sáp, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ, thẩm thấp, giải độc.

Quả nho dùng tốt cho người suy nhược sau điều trị bệnh dài ngày, viêm nhiễm sốt cao, da khô, miệng họng khô, khát nước, viêm thận, phù nề, huyết niệu, tiểu rắt tiểu buốt, đau nhức do phong thấp.

bo phan cua nho

Ăn nho có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối tốt hơn cả aspirin, đồng thời làm giảm lượng cholesterol huyết thanh. Ngoài ra, nho còn làm giảm sự gắn kết tiểu cầu và ngăn ngừa các bệnh về mạch máu não, các bệnh liên quan đến tim mạch.

Hợp chất “flavonoid” trong nho có khả năng chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn sự oxy hóa hình thành do cholesterol xấu có thể gây tắc mạch máu và một số bệnh tuần hoàn khác. Loại quả “nhỏ mà có võ” này còn hỗ trợ đẩy lùi tình trạng mảng bám và thành mạch giúp thanh lọc máu và đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.

Dây và lá nho dùng cho người bị phù nề tiểu ít, ung nhọt, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ, đau sưng khớp, giải độc.

Liều dùng, cách dùng: mỗi ngày dùng 30g nho khô hoặc 250g nho tươi. Có thể ăn quả nho tươi, mứt nho, nước ép nho, sirô nho, rượu nho hoặc cháo.

Một số bài thuốc có nho

Bài 1: Rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g) sắc lấy nước uống. Trị đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít.

Bài 2: Nho tươi 150g, mã thầy 15 củ. Mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho cả hai thứ vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống. trị tăng huyết áp.

Bài 3: Nho khô 20g, câu kỷ tử 10g, thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày. Trị thị lực suy giảm.

Món ăn thuốc có nho

Nho ăn tươi: nho tươi 250g (rửa sạch ăn tươi) ngày 1-2 lần. Dùng cho người mắc các chứng âm hư nội nhiệt, nhiệt bệnh thương tân, có biểu hiện sốt nóng, da khô, môi miệng khô, khát, trạng thái kích ứng, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng.

Nước ép quả nho: nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng. Món này rất tốt cho người bị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít màu vàng đục (viêm đường tiết niệu).

Nước ép nho

Nước nho ngó sen: nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml; cả hai trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Dùng tốt cho người bị sỏi đường tiết niệu, niệu huyết, tiểu rắt buốt và đau.

Cháo nho đại táo: nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60-100g vo sạch. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị viêm thận phù thũng, động thai doạ sẩy.

Cháo quả nho bách hợp: nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo tẻ 50g vo sạch. Nấu cháo. Chữa ho nhiều đờm.

Rượu nho: trước khi đi ngủ, uống 10ml rượu nho rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược thần kinh sau bệnh dài ngày, ăn kém chậm tiêu. Ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết an thai.

Rượu vang chế từ nho đỏ: 30-50ml, uống trong bữa ăn. Tác dụng kích thích tiêu hóa và dùng tốt cho người bị xơ vữa mạch máu có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp.

ruou nho

Kiêng kỵ: Người có hội chứng lỵ, tiêu chảy không nên dùng nhiều. Người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp (nhóm đối kháng calci: amlodipin, nefedipin, diltiazem, verapamil, nicardipin…) do hợp đồng tác dụng hạ huyết áp khó kiểm soát; người đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopcil, cilazapril, enalapril…) do gây tăng kali trong máu, không dùng quả nho.

Xem thêm:

Các món ăn không nên ăn vào bữa sáng

5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365