Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Không may là khi các bé càng được ăn nhiều thức ăn phong phú, nguy cơ rối loạn tiêu hóa lại càng cao. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần biết để mẹ kịp thời điểu chỉnh chế độ ăn của bé.

rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ

– Mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau ở bé:

+ Thức ăn và các thói quen ăn uống:

  • Bé ăn ít hoặc bộc lộ các dấu hiệu ăn uống kiêng khem
  • Bé bỏ ăn vặt sau đó bỏ ăn nhóm thực phẩm chính như thịt hay sữa.

+ Tâm trạng: có vẻ lo lắng, kích thích đặc biệt là vào bữa ăn.

+ Hành vi:

  • Đi vào phòng tắm hay nhà vệ sinh ngay sau khi ăn
  • Bé có tình trạng sụt cân, giảm mỡ
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc luôn trì trệ, kém năng động
  • Dường như luôn bị lạnh, ngay cả khi thời tiết ấm áp
  • Luôn kêu đau đầu, mệt mỏi, tiêu phân lỏng hoặc táo bón
  • Rụng tóc

– Ngoài ra, mẹ cần để ý đến một số dấu hiện khác ở bé như má sưng phồng, răng và lợi sưng, dấu hiệu cố nôn thức ăn ra…

Một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ

+ Táo bón

  • Táo bón có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc có khi chỉ là rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).
  • Táo bón là triệu chứng chậm thải phân hay thải phân rắn và khô
  • Trẻ bị táo bón khi thời gian giữa 2 lần đi ngoài quá dài ³ 3 ngày
  • Nếu hiện tượng táo bón kéo dài và trở thành kinh diễn dễ kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hoá : biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến toàn thân, mệt mỏi, gầy còm, thiếu máu mất ngủ, có khi sốt cao.

+ Tiêu chảy

  • Tiêu chảy là tình tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/24 giờ. Trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão. Đối với trẻ này xác định tiêu chảy phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường.
  • Phân lọai bệnh tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy chia làm 3 loại :

+ Bụng phình to

  • Bụng bé bị phình to có thể là do rối loạn tiêu hóa, bị đầy hơi khó tiêu. Đầy hơi ở bé có thể do cơ thể bé bất dung nạp lactose trong sữa công thức thông thường hoặc chưa đủ men để tiêu hóa. Mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc giúp bé không bị đầy hơi nữa.
  • Cách điều trị là chọn dinh dưỡng dễ tiêu hóa cho bé. Nấu cháo hoặc nấu bột cho bé ăn với các khẩu vị phong phú. Chia thành nhiều bữa nhỏ. Chọn sữa chứa đạm Whey thủy phân một phần,với hỗn hợp đa đường bột, giảm lactose, kết hợp với hỗn hợp chất béo không dầu cọ và tăng cường chất xơ GOS/FOS
  • Mẹ có thể đưa bé đến cơ sở y tế nếu bệnh tình không thuyên giảm.

Chế độ ăn uống cho bé bị rối loạn tiêu hoá

  • Đảm bảo chất lượng bữa ăn phải có liều lượng chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, hoa quả và rau xanh được cân đối.
  • Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé. Không cho bé ăn thức ăn cần phải nhai khi bé chưa có đủ răng, vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.
  • Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu tốt.
  • Điều trị bệnh triệt để khi bé mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm chủng. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi bé bị bệnh: không ép bé ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng bé có thể chấp nhận được. Thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu. Cho bé ăn phục hồi sau giai đoạn bệnh.
rối loạn tiêu hóa
Đảm bảo chất lượng bữa ăn phải có liều lượng chất đạm, chất bột đường….

Rối loạn tiêu hóa ở bé cần có những biện pháp can thiệp kịp thời từ bố mẹ. Khi bệnh còn nhẹ, có thể đưa bé đi khám bác sĩ để ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển sang nặng. Can thiệp sớm cũng giúp bé tránh được các biện pháp điều trị nặng nề và không mất quá nhiều thời gian để phục hồi sau điều trị.

Tham khảo thêm:

Viêm thanh quản ở trẻ em là gì?

Viêm gan A ở trẻ em: Những điều cần biết

Suy dinh dưỡng; Nguyên nhân và hậu quả

anh facebook x 300x200 1