Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ

Ở nước ta quai bị là căn bệnh phổ biến, dễ lây lan và thường bùng phát thành dịch. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, điếc tai… Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ mà mẹ nào cũng nên biết.

Quai bị – căn bệnh nguy hiểm nhưng thường bị lãng quên?

Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nước ta, theo thống kê mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn trường hợp mắc quai bị được ghi nhận. Tuy là căn bệnh nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị và có nhiều biến chứng phức tạp nhưng phần đông người dân thường lơ là, chỉ chữa bệnh khi mắc phải chứ không có ý thức cao trong việc phòng ngừa quai bị.

Quai bị là bệnh do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi

  • Hắt hơi hoặc ho.
  • Sử dụng cùng dao kéo và đĩa với một người bị nhiễm bệnh.
  • Chia sẻ đồ ăn thức uống với người bị nhiễm bệnh.
  • Hôn nhau.
  • Một người bị nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của họ và sau đó truyền nó lên một bề mặt mà người khác có thể chạm vào như uống chung ly nước…\

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ

 

Các triệu chứng bệnh quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài từ 17 – 18 ngày, người bệnh không có nhiều triệu chứng biểu hiện nên có thể lây lan mầm bệnh cho nhiều người khác khi tiếp xúc mà không có biện pháp phòng ngừa.

Giai đoạn khởi phát của bệnh

  • Sốt 38 – 39 độ;
  • Đau đầu;
  • Kém ăn, miệng khô;
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi;
  • Đau họng và đau góc hàm;
  • Tuyến mang tai to dần và đau nhức.

Giai đoạn toàn phát

– Sau 24-48 giờ khi khởi phát, trẻ sẽ có dấu hiệu viêm tuyến nước bọt hay còn gọi là tuyến mang tai. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị quai bị. Lúc đầu, trẻ sẽ có dấu hiệu sưng 1 bên mang tai, sau 1-2 ngày sẽ sưng sang bên còn lại. Trẻ bị quai bị thường sưng 2 bên tuyến mang tai, ít có trường hợp sưng 1 bên. Hai bên má bị sưng viêm sẽ không đối xứng, vùng da bị sưng căng bóng, sờ nóng, không đỏ, đau.

– Trẻ đau hàm khi há miệng, nhai hoặc ăn phải những thức ăn có vị chua.

Giai đoạn lui bệnh

Nếu được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời trẻ sẽ hoàn toàn khỏi bệnh trong vòng 10 ngày. Tuyến nước bọt cũng không bị sưng và không hóa mủ (trừ trường hợp bị nhiễm khuẩn và bội nhiễm).

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Trẻ em mắc bệnh quai bị ít gặp biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn, song có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành.

Các biến chứng thường thấy của bệnh quai bị bao gồm

  • Điếc tai: điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Điếc tai do biến chứng quai bị rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm gặp cả hai tai. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa biến chứng này.
  • Viêm não: Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não. Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn hơn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: tỷ lệ thường gặp là 10 bé trai mắc quai bị sẽ có 4 bé bị biến chứng viêm tinh hoàn. Do đó khi thấy trẻ bị quai bị có dấu hiệu sốt cao, đau đầu nhiều, đặc biệt là triệu chứng đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể 1 hay 2 bên. Đây là biến chứng cần được điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh trong tương lai.
  • Viêm buồng trứng ở bé gái: Đối với bé gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ có biểu hiện như đau bụng nhiều, lúc này bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được siêu âm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
  • Viêm màng não do virus: Đây là một trong những biến chứng hiếm gặp nhất. Nó xảy ra khi virus lây lan qua dòng máu và lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể. Đây là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp, điều này xảy ra ở 1 trên 20 trường hợp và thường ở dạng nhẹ.
  • Nếu một phụ nữ mang thai bị quai bị trong 12-16 tuần đầu của thai kỳ, thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai cao.

Ngoài ra, quai bị còn có thể gây ra các biến chứng khác hiếm gặp như

  • Viêm tụy: Đây là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp, điều này xảy ra ở 1 trên 20 trường hợp và thường ở dạng nhẹ.
  • Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm đường hô hấp thường ít gặp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra đặc biệt đối với những người có phương pháp điều trị sai lầm.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ

Các kỹ thuật y tế để chẩn đoán bệnh quai bị hiện nay

Trước khi đưa ra các phương pháp điều trị bệnh quai bị, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch lấy từ mũi hoặc cổ họng để việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm quai bị sẽ cho biết người bệnh đã từng nhiễm bệnh này hay chưa, xác định khả năng miễn dịch của cơ thể với virus quai bị và theo dõi tiến triển của bệnh để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
Cho trẻ xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch lấy từ mũi hoặc cổ họng để việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Khi nào bố mẹ cho trẻ mắc bệnh quai bị đi khám bác sĩ?

Bệnh quai bị rất dễ lây lan thành dịch trong khoảng 9 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện. Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh quai bị, phụ huynh nên cho trẻ đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị để tránh lây lan ra cộng đồng:

  • Bé sốt hơn 3 ngày
  • Tuyến nước bọt sưng kéo dài hơn 7 ngày
  • Bé có biểu hiện sưng, đau đớn nhiều hơn
  • Bé có những hành vi và biểu hiện thể chất không bình thường
  • Bé bị co giật
  • Không chịu ăn, uống
  • Bé có biểu hiện mất nước…
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
Trẻ sốt hơn 3 ngày cần đến gặp bác sĩ

Hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc trẻ em bị quai bị tại nhà 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh quai bị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể, nằm nghỉ tuyệt đối khi có sưng tinh hoàn, cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh.

Điều trị hiện tại chỉ có thể giúp làm giảm các triệu chứng cho đến khi nhiễm trùng diễn ra và cơ thể đã hình thành khả năng miễn dịch, giống như cảm lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ có thể phục hồi trong vòng 2 tuần.

Một số bước có thể được thực hiện để giúp giảm các triệu chứng của bệnh quai bị

  • Cho trẻ uống nhiều nước, tránh nước ép trái cây vì chúng kích thích sản xuất nước bọt, có thể gây đau.
  • Chườm lạnh trên vùng bị sưng để giảm bớt cơn đau.
  • Ăn thức ăn mềm hoặc lỏng (cháo, súp) vì nhai có thể gây đau. Tránh những loại thức ăn có tính axit citric như cam, chanh, bưởi (những loại quả này có thể khiến bệnh thêm trầm trọng). Bổ sung những loại rau xanh, dưa đỏ và xoài cho trẻ. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ vì có thể khiến bệnh càng trầm trọng hơn,
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm, nước muối sinh lý hay nước súc miệng.
  • Không nên tự ý dùng các loại thuốc uống, bôi đắp lên vùng bị sưng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm độc.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol.
  • Tránh để trẻ vận động, chạy nhảy nhiều vào những ngày bệnh đang diễn tiến cấp tính.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước

Quai bị có thể phòng tránh bằng cách nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vaccine phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch với quai bị nếu được tiêm phòng đầy đủ. Vaccine quai bị thường được tiêm dưới dạng tiêm kết hợp sởi-quai bị-rubella (MMR II).

Tất cả trẻ em và người lớn đều nên chủ động tiêm vaccine MMR II để phòng ngừa sởi, quai bị, rubella. Tuy nhiên, vì là vaccine sống giảm động lực nên vaccine MMR II không được tiêm cho phụ nữ đã biết mình có thai. Trong trường hợp đã lỡ tiêm mới biết mình có thai, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ sản khoa để được tư vấn chăm sóc và theo dõi thai kỳ phù hợp.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch tiêm chủng

Tham khảo thêm:

Các bệnh gây viêm đường hô hấp ở trẻ em

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em

Các bệnh lý về mắt thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh

anh facebook x 300x200 1