Hiện nay tình trạng mất ngủ kéo dài không những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở trong độ tuổi của người trưởng thành. Mất ngủ kéo dài gây sa sút tinh thần, ảnh hưởng cao đến đời sống của bản thân cũng như mọi người xung quanh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài:
MỤC LỤC :
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, tình trạng này được hiểu là gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm, mệt mỏi sau khi ngủ dậy,…. Đây là một trong những vấn đề y tế thường gặp, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Mất ngủ được y khoa chia thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính. Ở trường hợp cấp tính, mất ngủ thường sẽ kéo dài dưới 1 tháng, nếu tình trạng này kéo dài nhiều hơn 1 tháng thì được gọi là mất ngủ mãn tính. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thống kê y khoa cho thấy, có đến 1/3 người lớn đã từng mất ngủ ít nhất 1 lần, trong đó có 10 – 15% trường hợp bị rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài.
Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ kéo dài
Mất ngủ hoặc không ngủ được xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể là do bệnh lý hoặc yếu tố chủ quan xuất phát từ chính người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất bạn có thể tham khảo:
Tuổi tác
Khi tuổi tác càng cao thì thời gian ngủ sẽ trở nên ít đi, đồng thời giấc ngủ cũng không sâu khiến bạn dễ bị đánh thức bởi những tiếng ồn trong môi trường. Chính vì vậy, người già thường rất dễ bị mất ngủ và họ luôn cảm thấy mệt mỏi trước và sau khi ngủ dậy. Tuổi tác càng cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ ngày càng tăng lên.
Ảnh hưởng của thuốc Tây y
Sử dụng một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ như thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc cảm, sản phẩm giảm cân,… Một số loại thuốc Tây có can thiệp trực tiếp đến giấc ngủ của bạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa hen suyễn hoặc thuốc huyết áp.
Căng thẳng, stress
Lo lắng về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày hoặc sức khỏe sẽ khiến não bộ luôn phải hoạt động và dẫn đến tình trạng mất ngủ. Một số lý do trong đời sống dễ khiến bạn rơi vào trạng thái stress gây mất ngủ là bệnh tật, mất việc làm, yêu thương ai đó, ly hôn,…
Ăn uống nhiều vào buổi tối
Nếu bị đói bụng không ngủ được thì bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ, ngược lại nếu bạn ăn quá nhiều vào lúc này sẽ gây ra khó chịu khi nằm xuống và không thể đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ còn khiến bạn bị ợ nóng, ợ hơi và tỉnh ngủ hoàn toàn.
Di chứng các bệnh trước đó
Tiêu biểu nhất là di chứng mất ngủ hậu Covid gây ra, theo thống kê của bộ y tế cho thấy rất nhiều người đã đến các khoa thần kinh để khám sau khi mất ngủ kéo dài do hậu covid.
Từ người trẻ hay người già trước khi bị covid vẫn có những rất ngủ sâu và ngon giấc nhưng từ khi khỏi covid họ bắt đầu trằn trọc và ngủ lại được như trước. Thời gian mất ngủ kéo dài có khi đến 3 tháng họ mới có thể trở lại giấc ngủ bình thường
Sử dụng chất kích thích
Sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích vào buổi chiều muộn hoặc tối cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Các loại đồ uống chứa chất kích thích gây mất ngủ phổ biến là cà phê, nước trà, rượu bia, đồ uống có chứa thành phần caffein,…và nguyên nhân này thường khiến mất ngủ kéo dài ở người trẻ nhiều hơn so với người lớn tuổi
Rối loạn giờ thức và ngủ
Mất ngủ là bệnh lý có thể xảy ra do thói quen ngủ kém của mỗi người như thời gian đi ngủ không cố định, ngủ trưa quá nhiều, sử dụng các thiết bị điện tử có chứa ánh sáng xanh trước khi đi ngủ,..
Ít hoạt động thể chất
Thói quen lười vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và ngủ nhiều vào ban ngày, chính điều này đã vô tình gây cản trở việc đi vào giấc ngủ buổi tối.
Do bệnh lý
Mất ngủ cũng có thể xảy ra ở một số đối tượng bị mắc các bệnh lý như ung thư, bệnh tiểu đường, hen suyễn, trào ngược dạ dày, viêm xoang, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh đau nhức xương khớp mãn tính, sỏi thận, bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp,…
Nguyên nhân khác
Mất ngủ cũng có thể xảy ra do tính chất công việc làm theo ca không cố định, ảnh hưởng của môi trường ngủ, rối loạn nội tiết tố, áp lực từ công việc, thói quen ngáy của người ngủ cùng, lệch múi giờ,…
Trên đây là các nguyên nhân gây mất ngủ nếu để lâu sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài. Mong bài viết trên sẽ đem lại được thông tin bổ ích cho các bạn
Xem thêm:
Tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cúm, đúng hay sai?
Nguy Cơ Sức Khỏe Của Thận Hư, Thận Yếu
Facebook: Dược phẩm 365
Youtube: Dược phẩm 365