Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của phụ nữ

Mang thai gần như có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của người phụ nữ, bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Bạn có thể cho rằng trong thai kỳ, bạn cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng như những khía cạnh khác trong cuộc sống, tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe răng miệng có ý nghĩa quan trọng hơn như vậy rất nhiều.

Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của phụ nữ

Viêm Nướu Thai Kỳ

Viêm nướu thai kỳ thường hay xuất hiện nhất ở phần phía trước của miệng. Các triệu chứng cũng giống như các triệu chứng của bệnh viêm nướu thông thường, nhưng do nguyên nhân khác nhau gây nên. Nồng độ hormone tăng cao có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu thai kỳ.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh viêm nướu thai kỳ, hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng hai lần một ngày, ít nhất hai phút mỗi lần. 

Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp có thể làm giảm tình trạng viêm nướu thai kỳ. Có thể thực hiện vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp tại mọi thời điểm trong thai kỳ. Các phương pháp điều trị tích cực hơn, chẳng hạn như phẫu thuật nha chu, cần hoãn lại cho đến khi em bé được sinh ra.

Bệnh U Hạt Thai Kỳ (hay còn gọi là Bệnh U Hạt Nhiễm Khuẩn hoặc U Bướu Thai Kỳ) là sự hình thành khối u ở trên nướu, xảy ra ở 2% đến 10% phụ nữ mang thai. Bệnh này còn được gọi là u hạt nhiễm khuẩn hoặc u bướu thai kỳ. Người ta thường gọi sai tên của bệnh u bướu thai kỳ. Những u hạt này không thực sự là khối u và không phải là bệnh ung thư. Thâm chí, bệnh này không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, mặc dù các khối u có thể gây khó chịu.

Mang Thai Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Răng Miệng

Men Răng Bị Ăn Mòn

Ở những phụ nữ bị ốm nghén nặng, nôn mửa thường xuyên có thể làm mòn men răng ở mặt sau của răng cửa. Nếu thai phụ bị nôn mửa thường xuyên, hãy liên hệ với phòng khám nha khoa để biết thêm thông tin về các biện pháp ngăn ngừa ăn mòn men răng.

Điều quan trọng là không chải răng ngay sau khi nôn, vì axit trong miệng sẽ khiến răng của thai phụ bị ăn mòn. Trước khi chải răng, hãy súc miệng bằng hỗn hợp bột baking soda và nước, hoặc bằng nước súc miệng thông thường, có công thức dành riêng để giảm mức axit (pH) trong miệng.

Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Khô Miệng

Nhiều phụ nữ mang thai cũng phàn nàn về tình trạng khô miệng. Bạn có thể phòng tránh tình trạng khô miệng bằng cách uống nhiều nước và sử dụng kẹo cứng hoặc kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt và giữ ẩm cho miệng. Những loại kẹo mà bạn sử dụng nên chứa xylitol, có tác dụng làm giảm vi khuẩn có hại và vi khuẩn gây sâu răng.

Tiết Quá Nhiều Nước Bọt

Phụ nữ mang thai cũng có thể cảm thấy tiết quá nhiều nước bọt trong miệng, dù tình trạng này thường không phổ biến như những tình trạng kể trên.

Tình trạng này thường xảy ra rất sớm trong thai kỳ. Tình trạng tiết quá nhiều nước bọt sẽ biến mất trước khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên. Đôi khi bạn cũng cảm thấy buồn nôn cùng với tình trạng tiết quá nhiều nước bọt này.

Mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

 

Tham khảo thêm: 

Thiếu máu khi mang thai: Những điều cần biết

Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Trầm cảm khi mang thai và cách điều trị

anh facebook x 300x200 1