Trầm cảm khi mang thai và cách điều trị

Mang thai là một hành trình vĩ đại của người mẹ. Vậy mà phụ nữ khi mang thai thì nguy cơ mắc trầm cảm càng cao hơn do những thay đổi về nội tiết, thể chất, tâm trí và cả sự thiếu quan tâm chia sẻ của người chồng. vậy, trầm cảm khi mang thai là gì?

trầm cảm khi mang thai
Thế nào là trầm cảm khi mang thai?

Thế nào là trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống.

Ít nhất 10% thai phụ mắc chứng trầm cảm trong giai đoạn này. Trầm cảm có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với một số chị em, biểu hiện mỗi người mỗi khác, chẳng vì một lý do cụ thể nào.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm khi mang thai 

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng
  • Dễ cáu kỉnh, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên khóc vô cớ
  • Giảm hoặc mất hứng thú đối với môi trường xung quanh
  • Giảm hoặc tăng cân trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng
  • Kích thích tăng động hoặc chậm chạp
  • Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy mình giống như bị suy tim hoặc có cái gì đó đang tấn công mình
  • Hành xử và kỹ năng xã hội không được như trước, phán đoán không linh hoạt.
trầm cảm khi mang thai
Dấu hiện trầm cảm khi mang thai là chán nản

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Do hormone

Nhiều bác sĩ chuyên khoa tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi thao hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.

Yếu tố về tình cảm

Những chuyện cãi vã, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng hay với những người xung quanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Nhiều mối quan hệ xung quanh nếu không được giải quyết một cách thoải mái nhất nó sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy buồn rầu, khó chịu, lo lắng… Cùng với sự nhạy cảm trong khi mang bầu thì trầm cảm rất dễ xảy ra.

Trầm cảm khi mang thai
Do yếu tố gia đình tác động

Yếu tố nguy cơ

  • Tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm
  • Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực
  • Các bệnh tật không được điều trị tốt khi còn nhỏ
  • Thai phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội
  • Thai phụ sống trong gia đình có các vấn đề về bạo hành chồng vợ…
  • Mang thai ngoài ý muốn: có những trường hợp người mẹ chưa được chuẩn bị về tâm lý về việc có con cũng là một yếu tố dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Trầm cảm khi mang thai, nhất là khi trầm cảm không được theo dõi và hướng dẫn điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Tâm thần có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Ảnh hướng đến thai nhi

Trầm cảm khi mang thai ngoài việc gây ra những hậu quả không tốt với thai phụ thì đối với thai nhi chứng trầm cảm ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt, sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.

Có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm khi mang thai không có nghĩa là một người phụ nữ sẽ có trầm cảm sau khi sinh, tuy nhiên khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh phát triển đáng kể.

Điều trị bệnh trầm cảm trong thai kỳ

Điều trị trầm cảm ở thai phụ cần có sự phối hợp của bác sĩ chuyên ngành sản khoa và bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh. Sản phụ sẽ được tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của cả mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng.

Thai phụ sẽ được khuyên và áp dụng các biện pháp cai rượu, thuốc lá, loại bỏ thói quen có hại, điều chỉnh lối sống và hành vi trước khi quyết định việc dùng thuốc chống trầm cảm.

Liệu pháp tâm lý

  • Có thể chỉ cần điều trị bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống.
  • Luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau nhà, dọn cửa, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên….
  • Tâm sự những điều làm bạn sợ hãi với người thân để nhận được sự chia sẻ.
  • Nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.

Sử dụng thuốc

  • Khi dùng thuốc chống trầm cảm, một số tác dụng phụ không mong muốn đã được báo cáo như tăng đường huyết, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai, vỡ ối sớm, chảy máu, đẻ non, tăng tỷ lệ mổ đẻ…
  • Khi dùng thuốc chống trầm cảm cho thai phụ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi hại cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân để chọn phương án tối ưu.

Xem thêm:

 Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Bí quyết giúp bà bầu giảm chóng mặt khi mang thai

anh facebook x 300x200 1