Hen phế quản là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương hướng chữa trị phù hợp, độc giả cần nắm được những thông tin quan trong nhất trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC :
Hen phế quản là gì?
– Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh lý về hô hấp xuất hiện từ lâu đời. Căn bệnh này biểu hiện trực tiếp bằng những phản ứng của đường hô hấp khi tiếp xúc với các vật gây kích thích. Người mắc bệnh hen phế quản là do đường dẫn khí bị viêm mãn tính, đôi khi cũng xuất phát từ lý do di truyền.
– Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số người bị hen tại Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng dân số, tỉ lệ chủ yếu thuộc độ tuổi trẻ em từ 12 – 13 tuổi.
Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
– Hen phế quản không phải là căn bệnh quá xa lạ, trước đây dân gian vẫn thường gọi là bệnh hen suyễn. Đây là bệnh lý về hô hấp có mức độ nguy hiểm cao. Bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tác khác, đặc biệt là phổi.
– Hen phế quản không phải là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức. Tuy nhiên về lâu dài, căn bệnh này này gây ra những hệ lụy khó lường đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của mỗi người. Chính vì thế người bệnh cần phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt.
Triệu chứng hen phế quản
Ho mãn tính
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hen suyễn là những cơn ho mãn tính, ho dai dẳng kéo dài. Người bệnh thường có xu hướng xuất hiện những cơn ho đột ngột vào ban đêm. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Khó thở thở khò khè
Đi kèm với triệu chứng ho mãn tính, người bị hen phế quản thường xuyên khó thở, thở khò khè. Bởi các cơn ho khiến đường thở bị thu hẹp, không khí đi qua phổi trở nên khó khăn. Tình trạng này sẽ xuất hiện khi gặp thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Mệt mỏi, vận động kém hiệu quả
– Người mắc các vấn đề về hô hấp việc vận động cũng kém hiệu quả hơn. Vì việc thở không diễn ra khó khăn khiến cơ thể thiếu hụt đi lượng khí oxy cần thiết. Bệnh hen phế quản cũng tương tự như vậy.
– Ngay cả khi vận động nhẹ, người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, mất sức. Điều này khiến chất lượng công việc kém hiệu quả hơn nhiều.
– Ngoài những triệu chứng trên, người bị hen suyễn còn gặp phải một số phản ứng của cơ thể như: Thường xuyên bị dị ứng, dễ mắc viêm phế quản, đau thắt lồng ngực, thở nhanh và gấp, đổ nhiều mồ hôi…
Nguyên nhân bệnh hen phế quản
Do vi khuẩn, virus
Các loại vi khuẩn, virus là yếu tố nguy cơ hàng đầu khiến con người dễ mắc phải bệnh hen suyễn. Những loại sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, gây viêm nhiễm, suy giảm chức năng hô hấp, lâu dần có thể dẫn đến căn bệnh hen phế quản.
Do khói bụi, phấn hoa
Nhiều người thường xuyên xuất hiện phản ứng mạnh khi gặp các tác nhân kích thích như: khói bụi, phấn hoa, lông động vật… Các yếu tố gây kích thích này có thể gây ra những phản ứng tức thời như: khó thở, ho liên tục, khò khè, xuất hiện đờm…
Do yếu tố di truyền
Rất nhiều người ngay khi sinh ra đã không may mắc phải căn bệnh này. Đây chính là do yếu tố di truyền từ người thân. Một số trường hợp bệnh hen phế quản bị di truyền từ bố mẹ sang con cái, và từ con cái đến tiếp thế hệ sau.
Bị hen phế quản có chữa khỏi được không?
– Hen phế quản là căn bệnh không thể chữa khỏi tận gốc. Những người bị hen sẽ phải đối mặt với căn bệnh này có đến hết cuộc đời. Bệnh có thể tái phát đi tái phát lại trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt là khi người bệnh gặp các loại vi khuẩn, virus, thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm…
– Với sự phát triển của y học hiện đại hàng đầu hiện nay, có rất nhiều giải pháp giúp những người mắc bệnh giảm thiểu đi các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này.
Điều trị hen phế quản
– Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh hen phế quản. Các cơn hen sẽ được kiểm soát tốt nếu người bệnh nắm vững và thực hiện được các chỉ dẫn này.
Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc chữa bệnh cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Thông thường, người bệnh sẽ được kê thuốc chống viêm, giảm ho hoặc thuốc giảm đau không steroid…
Tránh xa các tác nhân gây hại: Người mắc hen phế quản cần hạn chế tối đa tiếp xúc với bụi bẩn, các loại lông động vật, phấn hoa, các vật dễ gây dị ứng… Hạn chế việc tiếp xúc sẽ giúp người bệnh giảm đi những lần tái phát cơn hen hiệu quả.
Tăng sức đề kháng bằng thể dục và thực phẩm: Không ngừng nâng cao sức đề kháng của cơ thể là cách để đối mặt với hen phế quản lâu dài. Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C. Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để phổi hoạt động một cách tốt hơn.
Tham khảo thêm:
Bệnh hen có lây qua đường hô hấp không
Hội chứng suy hô hấp cấp tính ở người lớn
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính