Bệnh u hạt nhiễm khuẩn: Những điều cần biết

U hạt nhiễm khuẩn, còn gọi là u hạt giãn mạch, có biểu hiện một khối u trên da màu đỏ, bóng, hình tròn hoặc bầu dục, giống quả dâu hoặc miếng thịt sống. Đây là căn bệnh lành tính nhưng gây khó chịu vì gây vướng và chảy máu. 

Bệnh u hạt nhiễm khuẩn
Bệnh u hạt nhiễm khuẩn là gì?

Bệnh u hạt nhiễm khuẩn là gì?

– U hạt nhiễm khuẩn là phản ứng viêm với biểu hiện là cục u màu thịt, ẩm hoặc có vỏ cứng. Các khối u mạch máu đỏ thường xuất hiện rải rác ở da và niêm mạc, bao gồm các mao mạch sinh trưởng bất thường trong một chất nền phù nề.

– Tuy nhiên, triệu chứng thường tiến triển nhanh chóng, hay gặp ở vị trí vừa bị chấn thương (đặc biệt là các chi và vùng mặt). Đường kính vùng thương tổn thường không lớn hơn 2 cm, kèm theo phản ứng mạch máu và sợi đáp ứng với tổn thương.

– Lớp thượng bì nằm phía trên u hạt trở nên mỏng, dễ tổn thương, dễ vỡ, gây chảy máu và da xung quanh có thể bị viêm, bao quanh bởi một viền thượng giới hạn rõ. Đối với phụ nữ mang thai, u hạt nhiễm khuẩn có thể trở nên lớn và nổi cộm lên.

Triệu chứng của bệnh u hạt

– Bệnh u hạt biểu hiện bằng các chấm nhỏ, màu đỏ, nâu đỏ hoặc xanh đen, phát triển nhanh trong vài ngày tới vài tuần, kích thước thường trong khoảng 2mm – 2cm, dễ chảy máu, có thể viêm loét, hình thành vảy tiết, gây đau đớn.

– Đa số bệnh nhân chỉ xuất hiện một nốt đỏ đơn độc. Những vị trí hay gặp u hạt nhiễm khuẩn là đầu, cổ, nửa trên thân mình, tay (nhất là ngón tay) và chân. Phụ nữ mang thai thường bị ở trong miệng.

– Khoảng 25% bệnh nhân mắc u hạt trên da với các vấn đề về da như sau:

  • Màu da thay đổi: Vùng da xuất hiện u hạt có thể có màu tối hoặc sáng hơn bình thường;
  • Tổn thương: Vết lở loét do u hạt nhiễm khuẩn gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là trên mũi, má và tai;
  • Phát ban: Xuất hiện các nốt phát ban có màu đỏ hoặc đỏ tím, thường ở vị trí cẳng chân hoặc mắt cá chân;
  • Cục bướu, u nhỏ: Phát triển dưới da, thường gặp xung quanh tổn thương do sẹo hoặc vết xăm.
Bệnh u hạt nhiễm khuẩn
Hình ảnh người bệnh mắc u hạt nhiễm khuẩn tại vùng da tay

– Đôi khi, bệnh u hạt còn gây ảnh hưởng đến mắt nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng ở mắt nếu có, bao gồm:

  • Sưng tấy đỏ và mờ mắt;
  • Đau mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Nguyên nhân gây ra u hạt nhiễm khuẩn

– Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng. Các tế bào và mô bị viêm tập trung lại và lan rộng thành những bướu nhỏ hoặc khối u. Những u này khi phát triển lớn sẽ gây cản trở chức năng của chính bộ phận mà nó gây viêm.

– Một số yếu tố tạo ra thương tổn của u hạt nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
  • Sau một sang chấn nhỏ gây ra thương tổn
  • Ảnh hưởng từ hormon: bệnh có thể gặp ở phụ nữ mang thai hoặc những người dùng thuốc tránh thai
  • Tác dụng phụ từ một số thuốc như retinoid đường uống, hoặc thuốc ức chế protease
  • Nhiễm virus
  • Dị dạng mạch máu nhỏ.

– Bệnh u hạt có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên thường gặp ở nữ nhiều hơn. Bệnh nhân thường trong độ tuổi 15 đến 65 tuổi. Những yếu tố nguy cơ của bệnh u hạt nhiễm khuẩn là:

  • Tiền sử gia đình: Khả năng mắc bệnh gia tăng nếu trong gia đình có người đã mắc bệnh;
  • Bẩm sinh hệ miễn dịch chưa tốt hoặc có vấn đề về rối loạn tự miễn;
  • Ô nhiễm môi trường sống hoặc thiếu nước sạch.
bệnh u hạt nhiễm khuẩn
Tiền sử gia đình là một trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh u hạt nhiễm khuẩn

Chẩn đoán và điều trị u hạt nhiễm khuẩn

Chẩn đoán bệnh

– Nhận biết u hạt nhiễm khuẩn chủ yếu dựa vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng. Thực hiện sinh thiết mô bệnh học giúp bác sĩ loại trừ khả năng mắc các bệnh khác, như ung thư tế bào sắc tố không màu. Hình ảnh điển hình của mô u hạt nhiễm khuẩn là tập hợp dạng thùy các mạch máu thuộc cấu trúc mô bị viêm.

– Đây là kỹ thuật phân tích cần thiết cho tất cả các mô bị loại bỏ vì những thương tổn này đôi khi rất giống với ung thư tế bào hắc tố hoặc khối u ác tính khác, do đó cần phải được phân biệt rõ.

Điều trị

– Phương pháp điều trị u hạt nhiễm khuẩn sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u, vị trí xuất hiện trên cơ thể và nguyên nhân từng trường hợp cụ thể.

– Đối với phụ nữ mang thai, thương tổn sẽ mất đi sau khi sinh con, không cần phải chữa trị nếu không có các triệu chứng như chảy máu hoặc đau nhiều. Cách này giúp đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, nếu khối u không mất đi, bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp điều trị dưới đây.

– U hạt nhiễm khuẩn ở mắt có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc bôi thuốc mỡ có chứa corticosteroid nhằm giảm viêm.

– Các phương pháp loại bỏ thương tổn lớn gây ra bởi bệnh u hạt:

  • Nạo khối u bằng curret;
  • Cắt bỏ bằng laser;
  • Phẫu thuật lạnh: Loại bỏ thương tổn bằng nitơ lạnh cao áp;
Bệnh u hạt nhiễm khuẩn
Bác sĩ có thể sử dụng laser trong điều trị u hạt nhiễm khuẩn

Kiểm soát u hạt nhiễm khuẩn

– Bệnh u hạt sẽ được cải thiện nếu tuân thủ chế độ sinh hoạt phù hợp như sau:

  • Ăn nhạt, giảm muối trong khẩu phần khi đang dùng thuốc steroid
  • Kiểm tra huyết áp và xét nghiệm đái tháo đường
  • Chủng ngừa vắc-xin phế cầu khuẩn viêm phổi
  • Không tự ý ngưng uống thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được bác sĩ chỉ định
  • Không tự ý cạy và loại bỏ khối u tại nhà
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.

– Tóm lại, u hạt nhiễm khuẩn là một dạng u lành tính, nhưng cũng có thể gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân, đặc biệt là khi khối u bị xuất huyết. Bên cạnh đó, những khối u trên da cũng ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài.

Tham khảo thêm:

Bệnh xơ phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm cơ tim cấp nguy hiểm thế nào?

Xơ nang; bệnh lý rối loạn di truyền nguy hiểm

anh facebook x 300x200 1