Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhược cơ

Bệnh nhược cơ là một bênh tự miễn và là rối loạn phổ biến nhất của dẫn truyền thần kinh cơ. Do cơ thể sinh ra một loại kháng thể làm ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin từ thần kinh sang cơ gây tình trạng cơ bị nhược.

bệnh nhược cơ

Dấu hiệu bệnh nhược cơ

– Dấu hiệu bệnh nhược cơ là tình trạng suy yếu trên các vùng cơ, dẫn đến:

  • Sụp mi: Đây là triệu chứng hay gặp sớm nhất của bệnh nhược cơ. Sụp mi thường nặng hơn về buổi chiều.
  • Khó thở do các cơ thành ngực bị suy nhược
  • Khó nhai hoặc nuốt do yếu cơ vùng hầu họng, khiến cho người bệnh cảm thấy khó đóng miệng, hay chảy nước dãi
  • Khó khăn khi leo lên cầu thang, khi lăn các vật thể hay nâng vật nặng
  • Khó nói chuyện
  • Thường có xu hướng rũ đầu xuống hoặc cúi gập đầu xuống
  • Liệt cơ mặt hoặc yếu các cơ vùng mặt
  • Suy nhược cơ thể
  • Giọng nói thay đổi
bệnh nhược cơ
Liệt cơ mặt, suy giảm thị lực là dấu hiệu của bệnh nhược cơ

Biến chứng của bệnh nhược cơ

– Triệu chứng đáng lo ngại và nguy hiểm nhất của bệnh nhược cơ là suy hô hấp do yếu hoặc liệt các cơ hô hấp (bao gồm cơ hoành, cơ liên sườn, cơ ức đòn chũm, cơ thang). Nhiều trường hợp người bệnh bị liệt hoàn toàn các cơ hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.

– Bên cạnh đó, nuốt sặc và ho khạc kém cũng là một nguyên nhân gây ra biến chứng sặc phổi và viêm phổi, góp phần làm cho tình trạng suy hô hấp trở nên nặng nề thêm. Ngoài ra, bệnh nhược cơ cũng khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt, ăn uống kém, giảm hoặc mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến các mối quan hệ, khó hòa nhập và cộng đồng.

Bệnh nhược cơ sống được bao lâu?

– Một số lời khuyên để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân nhược cơ:

  • Lựa chọn một cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, chỉ định điều trị chính xác và tư vấn đúng đắn.
  • Lên kế hoạch sinh hoạt hàng ngày để giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất.
  • Mỗi bệnh nhân nhược cơ nên đóng vai trò là “người y tá đặc biệt” của chính bản thân và đề ra cách để giữ cho bệnh nhược cơ ổn định nhất có thể.
  • Khi dùng thuốc kéo dài cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng ngoài ý muốn
  • Tránh làm việc gắng sức, mệt mỏi không cần thiết.
  • Hạn chế căng thẳng
  • Tránh để xảy ra nhiễm trùng
  • Tham khảo lời khuyên của bác sĩ trong việc dùng các loại thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến dẫn truyền thần kinh – cơ và tất cả các loại thuốc đang sử dụng.
bệnh nhược cơ
Tránh làm việc gắng sức, mệt mỏi

Tham khảo thêm:

Rối loạn nhịp tim

Cao huyết áp: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lý tim mạch: nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

anh facebook x 300x200 1