Băng huyết sau sinh cần phải làm gì?

Các trường hợp băng huyết sớm hoặc băng huyết sau sinh 1 tháng đều rất nguy hiểm. Theo các chuyên gia, chảy máu sản khoa (băng huyết sau sinh), tăng huyết áp và nhiễm trùng là 3 nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ ở các nước phát triển và đang phát triển. Ước tính, cứ mỗi 4 phút trên thế giới lại có 1 sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh.. Vậy làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa băng huyết sau sinh?

Cách điều trị băng huyết sau sinh

Triệu chứng chung của băng huyết sau sinh là chảy máu nhiều sau khi đẻ thai và sổ nhau. Khi sản phụ mất máu quá nhiều có thể bị choáng váng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tay chân lạnh, vã mồ hôi,… Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác nhau.

bang huyet co nguy hiem khong

Trường hợp băng huyết do đờ tử cung

Triệu chứng

  • Với sản phụ bị băng huyết sau sinh do đờ tử cung sẽ chảy máu ngay sau khi sổ nhau.
  • Tử cung giãn to, mềm nhão, co hồi kém hoặc không co hồi, không có khối an toàn.
  • Có thể dẫn đến choáng nếu không điều trị kịp thời.

Xử trí

  • Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt;
  • Sử dụng thuốc co hồi tử cung bao gồm oxytocin, methylergonovine, prostaglandin;
  • Truyền máu, dịch và các chế phẩm của máu;
  • Trong trường hợp nặng, điều trị bao gồm: Phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung gây chảy máu. Gây tắc động mạch tử cung, bao gồm việc đưa các mảnh nhỏ vào động mạch tử cung để ngăn máu đến tử cung.
  • Sản phụ được chỉ định cắt tử cung nếu các phương pháp trên không có tác dụng.

Trường hợp băng huyết do bất thường bánh nhau

Triệu chứng

Hiện tượng băng huyết sau sinh do bất thường bánh nhau có 2 trường hợp:

  • Sót nhau, sót màng: Gây chảy máu ngay sau khi sổ nhau, tử cung co hồi kém, máu chảy rỉ rả, lượng máu có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi lẫn máu cục. Có thể phát hiện sớm sót nhau bằng việc kiểm tra nhau và màng nhau.
  • Nhau không bong: Nhau không bong trong vòng 30 phút sau khi sổ thai hoặc dùng biện pháp xử trí tích cực của chuyển dạ không kết quả. Khi đó, nhau bám chặt và không chảy máu. Nhau cài răng lược bán phần thì sau khi thai đã sổ 30 phút nhau không bong hoàn toàn, chảy máu nhiều hay ít tùy theo diện nhau bong rộng hay hẹp.

Xử trí

  • Với trường hợp băng huyết do sót nhau, sót màng: Cần truyền dịch tĩnh mạch ngay. Cho thuốc giảm đau và tiến hành kiểm soát tử cung. Dùng kháng sinh toàn thân. Theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung. Hồi sức truyền máu nếu thiếu máu cấp.
  • Với trường hợp băng huyết do nhau không bong: Nếu chảy máu, tiến hành bóc nhau và kiểm soát tử cung, xoa đáy tử cung, hồi sức chống choáng, cho kháng sinh.
  • Nếu sản phụ bị nhau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc nhau cài răng lược toàn phần, phải cắt tử cung.
  • Nếu chảy máu nhiều, cần phải hồi sức chống choáng, truyền máu và phẫu thuật. Duy trì gò tử cung theo nguyên tắc chung.

băng huyết sau sinh

Trường hợp băng huyết do chấn thương đường sinh dục

Triệu chứng

  • Tử cung co hồi tốt nhưng máu đỏ tươi vẫn chảy ra ngoài âm hộ. Qua thăm khám nhận thấy vết rách và máu tụ đường sinh dục.

Xử trí

  • Ngoài xử trí chung còn thêm khâu phục hồi đường sinh dục.
  • Nếu bị tụ máu, tùy theo vị trí, kích thước và sự tiến triển của khối máu tụ để có thái độ xử trí thích hợp.
  • Nguyên tắc chung là phải phá khối máu tụ và khâu cầm máu, tránh tái phát.

Trường hợp băng huyết sau sinh do rối loạn đông máu

Triệu chứng

  • Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết (đông máu nội quản lan tỏa).
  • Đông máu nội mạch lan tỏa có thể kết hợp với tiền sản giật nặng, thai chết trong tử cung, nhau bong non thể ẩn, nhiễm trùng ối hay thuyên tắc ối.
  • Tất cả các tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến tiêu sinh sợi huyết.

Xử trí

  • Điều trị nội khoa bằng máu tươi là chính, các yếu tố đông máu và điều trị nguyên nhân.

Chú ý: Ngoài ra, cơ địa mỗi người là khác nhau nên những triệu chứng đi kèm có thể không giống nhau.

Xem thêm:

Bổ sung canxi có gây sỏi thận?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365