Bạch sản là một bệnh lý thường xuất hiện ở lưỡi. Bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi, tuy nhiên, nếu bệnh phát triển nặng có thể liên quan đến ung thư miệng, rất nguy hiểm. Bạch sản miệng là gì?
Bạch sản miệng là gì ?
– Bạch sản là tình trạng bệnh lý làm xuất hiện các mảng dày màu trắng, thường hình thành ở mặt trong của gò má, nướu và thường gặp nhiều nhất là ở lưỡi. Những mảng màu trắng này được tạo ra do sự tăng sinh các tế bào quá mức, không gây đau đớn cho người bệnh.
– Những tổn thương do bạch sản gây ra thường nhỏ nhưng đường kính bao quát có thể đến vài cm. Mặc dù bệnh bạch sản phần là lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên có khoảng 2 – 6% trường hợp bệnh nhân được phát hiện có loạn sản ở giai đoạn sớm của ung thư biểu mô.
Nguyên nhân bệnh bạch sản
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bạch sản. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu ghi nhận bệnh có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá, do đó thuốc lá được xác định chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này.
- Có tổn thương bên trong miệng, ví dụ như cắn trúng má, trúng lưỡi….
- Răng mọc không đều.
- Trồng răng giả, nhất là những trường hợp lắp không đúng vị trí.
- Bị viêm.
– Với người bị bệnh bạch sản lông, nguyên nhân chính là do virus Epstein (EBV) gây ra. Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ trú ngụ tại đó vĩnh viễn. Bình thương chúng sẽ không hoạt động nhưng có thể gây ra vết loét và phát triển thành bệnh bất cứ lúc nào. Đối tượng dễ mắc bệnh bạch sản lông là người bị nhiễm HIV hoặc có vấn đề về hệ thống miễn dịch.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh bạch sản
– Những người sử dụng thuốc lá (hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá) là những đối tượng rất dễ mắc bệnh bạch sản.
– Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ là 2: 1. Hầu hết các trường hợp bị bệnh bạch sản thường nằm trong độ tuổi từ 40 – 70 tuổi. Khoảng 80% bệnh nhân bạch sản đều trên 40 tuổi.
Triệu chứng bệnh bạch sản
– Triệu chứng bạch sản miệng thường không giống ở mỗi người. Đặc trưng của căn bệnh này chính là những mảng bám không bình thường nằm bên trong khoang miệng. Những vết này có thể khác nhau về hình thức và thường có những đặc điểm sau:
- Có màu xám hoặc màu trắng.
- Dày, cứng, và nổi trên bề mặt da, niêm mạc.
- Có thể có đốm đỏ (rất ít gặp).
- Người bị bệnh bạch sản lông sẽ có lông mọc bất thường.
– Bệnh bạch sản thường gặp nhiều nhất ở lưỡi. Tuy nhiên, các bộ phận khác như má và lợi cũng có thể bị mắc bệnh. Ở phụ nữ, bệnh bạch sản còn có thể xuất hiện ở bên ngoài bộ phận sinh dục hoặc bên trong vùng âm hộ.
Cách chẩn đoán bệnh bạch sản
Bệnh bạch sản thường được chẩn đoán thông qua thăm khám miệng. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng, miệng, lưỡi của bạn để xác nhận xem có xuất hiện vết loét do bệnh bạch sản gây ra hậu không, bởi căn bệnh này thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh tưa miệng hoặc bệnh nấm miệng.
Cách chữa trị bệnh bạch sản
– Hiện nay, để điều trị bệnh bạch sản bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với ung thư miệng, bệnh nhân sẽ được điều trị để loại bỏ ngay những vết loét, tránh sự lây lan ung thư. Biện pháp điều trị có thể dùng laser hoặc dao mổ. Nếu vết loét bạch sản lớn, bác sĩ sẽ phẫu thuật ở khu vực miệng.
– Tuy vậy, thông thường bệnh bạch sản đều lành tính và có thể tự lành mà không cần áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Cách phòng ngừa bệnh bạch sản
Để ngăn ngừa bệnh bạch sản bạn cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Tránh hút thuốc là và tất cả các sản phẩm về thuốc lá.
- Không nên sử dụng rượu, bia.
Mắc bệnh bạch sản nên ăn gì ?
– Đối với người mắc bệnh bạch sản nhẹ thì cách điều trị tốt nhất chính là thay đổi hành vi trong ăn uống, lối sống hàng ngày.
– Ngoài việc kiêng cữ thuốc lá, rượu bia thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trong. Theo đó, bạn cần ăn nhiều những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để khử hoạt tính của các chất kích dễ gây ra bệnh bạch sản. Những thực phẩm nên ăn là:
- Rau chân vịt.
- Cà rốt.
- Bí ngô.
– Nhìn chung, bệnh bạch sản không phải là căn bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh bạch sản, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Ngoài ra, thăm khám định kỳ cũng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn đầu, trong đó có bệnh bạch sản.
Tham khảo thêm:
Những bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ em
Những điều cần biết về viêm loét miệng do hóa trị