Bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ do bé có hệ miễn dịch kém. Để con phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên hiểu về các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh bệnh để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
MỤC LỤC :
Tiêu chảy cấp
Biểu hiện trẻ mắc tiêu chảy cấp:
- Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần.
- Nôn thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do virut Rota hoặc tiêu chảy do tụ cầu. Nôn liên tục hoặc vài lần làm cho trẻ bị mất nước và chất điện giải.
- Biếng ăn có thể xuất hiện sớm hoặc sau khi trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày.
- Trẻ hay quấy khóc, vật vã, đôi khi co giật, hoặc mệt lả nằm li bì.
- Mất nước:
- Mất nước nhẹ: cân nặng của trẻ giảm dưới 5% trọng lượng cơ thể. Nhưng chưa có biểu hiện khát nước, môi chưa khô, mắt không bị trũng.
- Mất nước vừa: cân nặng của trẻ giảm từ 5% đến 9% trọng lượng cơ thể. Trẻ khát nước nhiều, người vật vã, mắt trũng, miệng khô, da mất tính đàn hồi, thở nhanh.
- Mất nước nặng: trẻ khát nước nhiều, người lờ đờ, mệt mỏi. Mạch đập nhanh, hạ huyết áp.
Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virut xâm nhập vào trong cơ quan này, sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.
Viêm phổi cấp là bệnh nhiễm khuẩn, do virut, vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Sau vài ngày, vi khuẩn và virut có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.
Những biểu hiện chính của viêm phổi:
- Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.
- Thở nhanh liên tục. Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi),trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
- Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào),co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
- Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
- Sốt – sốt vừa đến sốt cao.
- Đau ngực – không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.
- Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
- Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy.
Viêm gan A
Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch. Chúng lây qua đường tiêu hoá do ăn uống các loại thực phẩm, nước ô nhiễm.
Nếu một người nhiễm virut viêm gan A, làm công việc nấu ăn, phục vụ ăn uống trong bếp ăn tập thể… khả năng lây lan bệnh rất nhanh. Mọi người có thể nhiễm virut do ô nhiễm uống nước, do tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Bệnh lây lan rất nhanh trước khi các triệu chứng xuất hiện nên khó phát hiện để phòng tránh.
Sau khi bị nhiễm virut 2 – 3 tuần sẽ xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng hay có cảm giác khó chịu ở bụng, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da và mắt, đau cơ, ngứa.
Bệnh chân – tay – miệng
Bệnh chân – tay – miệng là bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường hay gặp vào mùa hè, mùa thu. Bệnh chủ yếu xảy ra với trẻ em dưới 10 tuổi.
Khi bị nhiễm virut bệnh thường ủ từ 3 – 5 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Đặc biệt bệnh rất dễ nhầm với các bệnh khác như viêm da bọng nước, thuỷ đậu.
Trong giai đoạn diễn biến, khi virut gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác, như lơ mơ, li bì mê sảng hay co giật.
Nếu được điều trị kịp thời sẽ phục hồi nhanh nhưng sau đó vẫn còn những rối loạn tâm thần kinh kéo dài. Nếu không được điều trị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn và có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm: