CƠN HO CỦA TRẺ EM?

CƠN HO CỦA TRẺ EM ?

Những cơn ho dai dẳng và hơi thở nặng nhọc, khò khè của con là nỗi ám ảnh chung của tất cả những người làm mẹ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi những cơn ho khó chịu, đó là trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Cùng Dược phẩm 365 tìm hiểu giải pháp giúp “ giải mã ” cơn ho của trẻ em.

CƠN HO CỦA TRẺ EM
CƠN HO CỦA TRẺ EM

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ HO KHI GIAO MÙA

  • Thời tiết giao mùa, cộng với tác động của môi trường ô nhiễm, khiến cho trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp vì sức đề kháng còn kém.
  • Một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở hầu hết các trẻ là ho. Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể, nhằm đẩy các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, ho nhiều làm trẻ mệt, khó ăn, dễ nôn trớ, ho ban đêm còn khiến trẻ mất ngủ. Trong nhiều trường hợp, ho là biểu hiện của việc cơ thể bé bị nhiễm bệnh.
  • Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nôi, Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương. Có hai nhóm nguyên nhân khiến bé bị ho. Thứ nhất là do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng do virus, viêm họng do vi khuẩn, viêm mũi xoang cấp ở trẻ, viêm thanh nhiệt cấp, viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi.
  • Đặc điểm của nhóm nguyên nhân này là bé bị nhiễm khuẩn, có thể sốt, ho sẽ giảm và chấm dứt sau khi điều trị dứt điểm các nguyên nhân chính gây bệnh.
  • Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến bé bị ho có thể là do bé bị nhiễm lạnh, dị ứng thời tiết, hen suyễn, những kích thích bên ngoài như khói thuốc lá, khói than, không khí ô nhiễm cũng có thể khiến bé ho.

PHÒNG HO KHI TRẺ GIAO MUA THẾ NÀO?

Giữ ấm cho trẻ: 

  • Thời tiết chuyển mùa cha mẹ cần chọn lựa trang phục thích hợp để giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ và ngực. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây ho do viêm họng. Không được tắm muộn cho bé, thời gian tắm tốt nhất khoảng 5 – 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp, vì khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ: 

  • Khi trẻ bị ho nhiều, sổ mũi hoặc đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý vô trùng, đơn liều tránh lấy nhiễm chéo để rửa mũi họng cho trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu ho, sổ mũi hoặc đau họng thì biện pháp này rất hiệu quả.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc: 

  • Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây là yếu tố khiến bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Bởi các phân tử li ti trong khói thuốc sẽ bám vào vòm họng thông qua đường hô hấp sẽ gây viêm họng, ho và những bệnh nguy hiểm khác.
CƠN HO CỦA TRẺ EM
CƠN HO CỦA TRẺ EM

Sử dụng dược liệu thiên nhiên: 

  • Trẻ nhỏ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ho. Thay vào đó, cha mẹ có thể tận dụng các loại thảo dược hoặc thuốc do có nguồn gốc thảo dược như gừng, bạc hà, dịch chiết lá thường xuân, lá hẹ… để điều trị ho. Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giãn phế quản, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng và an toàn với trẻ nhỏ.

Tăng cường miễn dịch cho bé: 

  • Cha mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé để tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể trẻ. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh…

Không tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ: 

  • Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có hướng dẫn của bác sỹ bởi nguyên nhân gây ho có thể không phải do vi khuẩn. Dùng kháng sinh chỉ khiến cho bé bị suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, không được dùng thuốc ho người lớn và giảm liều cho trẻ.

Xem thêm bài viết : 

Nguyên nhân tai biến mạch máu não

Bật mí 5 loại thảo dược giải độc gan

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube