Cách trị sỏi mật bằng ăn uống!

Những người mắc bệnh sỏi mật thường hay đặt câu hỏi sỏi mật hình thành từ đâu, sỏi mật có nguy hiểm không làm thế nào để bệnh không tái phát hay ăn uống gì để tan sỏi mật. Thực tế cho thấy, chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành sỏi. Thực phẩm tiêu thụ hàng ngày cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo lựa chọn và bổ sung hợp lý, tránh làm tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật là bệnh lý thường gặp xảy ra bên trong túi mật. Cụ thể, túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê, thực hiện chức năng dự trữ mật. Dịch mật chứa cholesterol, bilirubin, muối mật và lecithin. Cơ bản có ba loại sỏi được hình thành: Sỏi cholesterol; Sỏi sắc tố và Sỏi hỗn hợp (cholesterol + bilirubin). Có nhiều nguyên nhân gây nên sỏi mật trong đó có nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng không cân đối bao gồm ăn nhiều chất béo (chất béo xấu trong mỡ), ít chất xơ, nhiều chất đạm động vật, nhiều chất carbohydrate tinh chế.

  • Sỏi cholesterol: Sỏi cholesterol chiếm 85%, hình thành dựa trên điều kiện mật phải được bão hòa với cholesterol. Thông thường, cholesterol không tan trong nước, để tan được trong nước cần phải kết hợp với muối mật và lecithin, từ đó hình thành hạt mixen. Cholesterol dư thừa sẽ kết tủa trong túi mật nhờ sự hỗ trợ từ mucin, glycoprotein hoặc protein khác trong mật. Cụ thể, mucin tạo ra khung để giữ các tinh thể cholesterol, dẫn đến giảm co bóp túi mật.
  • Sỏi sắc tố đen: Sỏi sắc tố đen có chứa thành phần canxi bilirubin và muối vô cơ canxi cacbonat, canxi phosphat, đặc trưng dễ nhận thấy là kích thước nhỏ và cứng.
  • Sỏi sắc tố nâu: Sỏi sắc tố nâu gồm bilirubin và acid béo như canxi palmitate, stearate. Sỏi được hình thành trong quá trình nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng (sán lá gan). Sỏi mật phát triển từ 1 – 2mm/năm, khoảng 5 – 20 năm sỏi sẽ đủ lớn để gây ra triệu chứng. Hầu hết sỏi mật hình thành từ trong túi mật, riêng sỏi sắc tố nâu hình thành trong ống dẫn mật.

cac loai soi mat

Làm gì để tan sỏi mật?

Sỏi mật có thể được điều trị hiệu quả bằng những phương pháp sau:

Tan sỏi mật bằng thuốc

Nếu sỏi mật có kích thước nhỏ và không chứa Canxi, người bệnh sẽ được chỉ định uống Axit Ursodeoxycholic để hòa tan. Tuy nhiên, thời gian dùng thuốc cần kéo dài tối đa 2 năm. Sỏi mật vẫn có thể tái phát nếu người bệnh ngừng điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc thường không nghiêm trọng, chủ yếu là ngứa da và buồn nôn. Axit Ursodeoxycholic đặc biệt chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

su dung thuoc tan soi mat

Tán sỏi mật bằng laser

Đây là giải pháp điều trị tối ưu đối với những trường hợp không thể can thiệp phẫu thuật do vấn đề giải phẫu. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ qua da, sau đó đưa kim vào ống mật hoặc túi mật. Thuốc cản quang i-ốt đồng thời được tiêm vào ống dẫn mật để xác định vị trí sỏi gây tắc nghẽn. Sau khi ống thông dẫn lưu tăng kích thước (khoảng vài tuần), bác sĩ sẽ tiến hành tán sỏi qua da bằng laser.

tan soi mat bang lazer

Phẫu thuật

Khoảng 80% trường hợp mắc sỏi mật cần tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ túi mật hoặc chỉ loại bỏ những viên sỏi trong ống dẫn mật. Các kỹ thuật được áp dụng phổ biến gồm:

  • Mổ hở truyền thống: Bác sĩ tạo một vết mổ lớn trên bụng để tiếp cận túi mật và loại bỏ sỏi. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc xuất hiện sẹo do các thủ thuật trước đó.
  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật: Bác sĩ rạch một vết nhỏ qua da, đưa các dụng cụ chuyên dụng đi thông qua vết rạch, vào bên trong túi mật để loại bỏ sỏi.

Khoảng 5 – 40% các trường hợp sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau bụng (90%).
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng (35%).
  • Vàng da (25%).
  • Sốt (38%).
  • Đau dai dẳng vùng bụng bên phải, viêm dạ dày thứ phát do trào ngược dịch mật tá tràng (hội chứng này có thể xuất hiện vài tháng hoặc vài năm sau phẫu thuật).

Nên ăn uống gì để tan sỏi mật?

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hòa tan sẽ rất tốt cho bệnh nhân sỏi mật. Nhóm dưỡng chất này sẽ liên kết với dịch mật trong dạ dày để phòng tránh tình trạng viêm dạ dày (xảy ra trong trường hợp dịch mật trào từ tá tràng lên dạ dày và thực quản). Chất xơ đồng thời cũng bám dính cholesterol, hỗ điều trị sỏi mật, ngăn ngừa bệnh túi mật và tăng cường vận chuyển thức ăn qua ruột, từ đó làm giảm sản xuất axit mật thứ cấp.

Vào năm 2014, nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác động của chế độ ăn nhiều chất xơ đối với quá trình sản xuất bùn mật, cụ thể là ở những người ăn kiêng nhằm mục đích giảm cân cấp tốc. Kết quả cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ đã làm giảm tích tụ sỏi bùn túi mật một cách đáng kể. Do đó, người bệnh nên tích cực bổ sung các loại rau củ quả sau vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả:

  • Trái cây.
  • Rau lá xanh.
  • Cây họ đậu.
  • Các loại hạt và hạt giống
  • Các loại ngũ cốc.
  • Chất béo không bão hòa

Chất béo lành mạnh là nhóm chất béo không bão hòa, có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Dưỡng chất này thường có nhiều trong quả bơ, quả hạch, các loại hạt, dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương… chú ý cần ăn đủ lượng chất béo theo khuyến cáo chuẩn, nếu ăn ít chất béo, dịch mật không được sản xuất đủ.

tang cuong an rau

Thực phẩm chứa cholesterol

Người bệnh cần đảm bảo bổ sung dưới 300mg cholesterol cho 1 ngày. Lựa chọn tốt nhất là những thực phẩm có chứa hàm lượng cholerterol dưới 100mg/100g, bao gồm: thịt bò thăn, thịt lợn nạc, thịt vịt, thịt gà, cá chép, cá trê, cá nục cua bể, thịt gà ta, thịt gà tây, sườn lợn, thịt chân giò.

Thịt nạc giàu protein

Mặc dù thịt đỏ rất giàu protein nhưng cũng chứa đồng thời hàm lượng lớn chất béo. Cụ thể, thịt được chia thành 3 nhóm: nhóm thịt chứa ít chất béo (thịt nạc thăn), nhóm thịt chứa vừa chất béo (thịt nạc vai) và nhóm thịt chứa nhiều chất béo (thịt ba chỉ). Người bệnh nên chuyển sang ăn nhóm thịt ít chất béo cùng các loại thực phẩm chứa chất béo tốt như cá mòi, cá hồi. Ngoài ra, một số nguồn protein từ thực vật như: đậu lăng, đậu phụ, đậu nành… cũng là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp này.

nguon protein tot

 

Các loại trái cây giàu Vitamin

Người bệnh bị sỏi mật nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau xanh mỗi ngày, chẳng hạn như: cam, quýt, rau lá xanh đậm, ớt, cà chua… Đây là nguồn Vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt có lợi cho sức khỏe túi mật. Đặc biệt, Vitamin C, magie, folate có trong trái cây đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình loại bỏ sỏi.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ không hòa tan, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol lipoprotein (cholesterol LDL) có hại. Điều này sẽ tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch cũng như quá trình phòng ngừa, đào thải sỏi mật ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt sau:

  • Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt.
  • Mì ống.
  • Gạo lứt.
  • Bột yến mạch.
  • Lúa mạch.

Sữa ít béo

Giảm hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể cũng là giải pháp để ngăn ngừa và đào thải sỏi mật. Cụ thể, người bệnh nên uống sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, yến mạch… thay cho sữa động vật nguyên chất.

sua hat

Dầu oliu

Đây là thành phần quan trọng trong chế độ ăn kiê

 

ng của người mắc bệnh túi mật, bao gồm cả sỏi mật. Dầu oliu là nguồn chất béo không bảo hòa, lành mạnh, giúp làm sạch túi mật hiệu quả. Việc kết hợp nguyên liệu này với các loại rau củ quả, trái cây tươi là gợi ý lý tưởng cho một thực đơn khoa học.

Xem thêm:

Bí kíp làm đẹp: Các cách chăm sóc để có bàn tay đẹp

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365