Thảo Dược Việt Nam – Cây Tràm

Đặc điểm của cây tràm

  • Cây tràm là gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp; nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá Tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm, rộng 2cm, không lông, gân phụ 3-7. Bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10-12mm. Quả nang nhỏ nằm trong đài.
  • Vỏ và lá của cây được dùng để làm thuốc. Ngoài ra tinh dầu tràm cùng được sử dụng để tinh chế và được gọi là dầu khuynh diệp
  • Cây tràm là loài cây có hệ sinh thái tương đối rộng, tuy nhiên các rừng tràm nguyên sinh chủ yếu phân bố tập trung ở các vùng đất phù sa, quanh các vùng đầm lầy ven biển, cồn cát hay các vùng cửa sông vùng nhiệt đới nóng ẩm.
  • Cây tràm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 31-33 độ C. Giới hạn chịu lạnh của Tràm là 17 độ C. Nếu giá lạnh, nhiệt độ hạ quá sâu sẽ khiến các chức năng hoạt động của Tràm ngưng lại và cây sẽ chết.
  • Cây tràm ưa sống ở các vùng đất giàu ánh sáng. Khi sống gần nhau, Tràm sẽ phát triển với tán lá khá thưa và mỏng, vì sự phát triển của cả một hệ sinh thái cần ánh sáng. Khả năng tái sinh của Tràm là từ bộ rễ và từ hạt cây Tràm phát tán.
  • Mùa hoa cây tràm là tháng 10-12 hàng năm và quả sẽ chín sau 4-6 tháng sau. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của Tràm khá nhanh.
Thảo Dược Việt Nam - Cây Tràm
Thảo Dược Việt Nam – Cây Tràm

Thành phần hóa học của cây tràm

  • Thành phần chính trong cây tràm lá tinh dầu (chiêm khoảng 2.5%). Hoạt chất trong tinh dầu gồm có eucalyplota, xineola và cajeputol. Ngoài ra lá tràm còn chứ alpha-pinen, linalool, p-cymen, alpha-terpinen, limonene,…
  • Lá dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ 0,3-0,6% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được sử dụng. Tinh dầu màu vàng lục, có thành phần chủ yếu: 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (()a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol.
Cây Tràm
Cây Tràm

Đặc tính dược lý của cây tràm

Tinh dầu tràm

  • α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn.
  • Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió
  • Dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô…
  • Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.
  • Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm trà là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.
  • Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…
  • Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban… cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm trà.
  • Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chân
  • Trị mụn và da nhờn.
  • Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.

Tăng cường chức năng tiêu hóa

  • Dùng 10 – 15g lá tươi và sắc uống trong ngày
  • Ngâm lá tràm với rượu theo tỉ lệ 1:5 dùng 2 – 5g/ngày

Chữa vết thương ngoài da

  • Chuẩn bị: Tinh dầu từ cây tràm
  • Thực hiện: Pha với nước và rửa vết thương. Hoặc dùng nước sắc từ lá để sát trùng, cầm máu và đắp lên mụn nhọt giúp giảm sưng.

Trị nổi mần ngứa trên da

  • Chuẩn bị: Cành tươi và lá 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống và nấu nước để tắm.

Ngăn ngừa ho, tránh gió và chống cảm

  • Chuẩn bị: 1 ít dầu tràm.
  • Thực hiện: Thoa trực tiếp lên người trẻ nhỏ (lòng bàn chân và thái dương) hoặc nhỏ trực tiếp vào nước tắm.

Chống muỗi từ tinh dầu tràm

Những tác dụng tuyệt vời của cây tràm
Những tác dụng tuyệt vời của cây tràm
  • Chuẩn bị: 1 ít dầu tràm và nước ấm.
  • Thực hiện: Pha loãng dầu tràm với nước ấm, sau đó thoa lên da trẻ để hạn chế muỗi đốt.

Giảm sưng và ngừa do côn trùng cắn

  • Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu tràm.
  • Thực hiện: Thoa trực tiếp lên vết cắn 3 – 5 lần/ ngày.

Giảm nghẹt mũi và sổ mũi 

  • Chuẩn bị: Lá tràm tươi và tinh dầu tràm
  • Thực hiện: Đun lá tràm và cho thêm ít tinh dầu, dùng để xông khi bị cảm lạnh. Thực hiện 1 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày là khỏi hẳn.

Chữa đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu từ cây tràm.
  • Thực hiện: Đem xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp đau nhức.

Những điều lưu ý khi dùng cây tràm chữa bệnh:

  • Cây tràm là dược liệu tự nhiên và có độ an toàn cao khi sử dụng. Dược liệu này có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, sau khi sinh, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để chủ động kiểm soát rủi ro phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Bài viết đã tổng hợp thông tin về công dụng, đặc điểm, tính vị và tác dụng của cây tràm. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng khi thực hiện các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

Xem thêm bài viết : 

Tìm hiểu về Sả

Tìm hiểu về Đông trùng hạ thảo

Thông tin thêm về Dược Phẩm 365 :

Fanpage 

Youtube