Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức, không còn năng lượng cho bất kỳ hoạt động gì. Sự mệt mỏi làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn suy kiệt và dù đã nghỉ ngơi nhưng bạn cũng sẽ không thấy đỡ hơn. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe khiến người bệnh thậm chí không thể thực hiện được các hoạt động thông thường.
Dấu hiệu của suy nhược cơ thể
Cơ thể thường xuyên đau nhức: Mệt mỏi cực độ, xuất hiện vào bất cứ khoảng thời gian nào và kéo dài mà không rõ nguyên nhân, đây cũng là triệu chứng chính của suy nhược cơ thể. Việc cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ làm tăng các cơn đau khắp toàn thân, khiến bạn uể oải cả ngày.
Dễ mắc bệnh hơn: chúng ta thấy mình thường xuyên mắc các căn bệnh như đau đầu, cảm cúm, chóng mặt…Kèm theo đó là tình trạng viêm, làm cơ thể trở nên yếu hơn.
Trên da có các dấu hiệu khô, bong chóc do không được cung cấp đủ khoáng chất và vitamin từ bên trong.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay bị mất ngủ thường xuyên. Khi ấy, mức năng lượng trong cơ thể sẽ suy giảm đáng kể vì không có thời gian để phục hồi.
Hệ tiêu hóa của bạn sẽ dễ gặp một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi…
Cân nặng giảm đột ngột: bạn sẽ thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hay thậm chí là không muốn nhìn thấy đồ ăn. Khi đó chúng ta sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Ngoài những dầu hiệu trên, một số người bệnh suy nhược cơ thể có thể bị chóng mặt, choáng váng, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, đau ngực, hụt hơi, tim đập nhanh, bồn chồn, dễ chán nản, không muốn làm việc…
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Nguyên nhân gây suy nhược cơ dưới sự tác động của nhiều yếu tố như:
– Hệ miễn dịch suy giảm do mất cân bằng nồng độ các hormone trong máu do mắc một số bệnh nội tiết.
– Tình trạng lo lắng, căng thẳng, áp lực tinh thần quá mức, liên tục trong thời gian một dài.
– Yếu tố di truyền do bất thường trong cấu trúc của một số gen nhất định.
– Do mắc các bệnh mạn tính, sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc liên quan đến tác dụng phụ của một số thuốc.
– Suy nhược cơ thể thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở giai đoạn sau sinh.
– Do lối sống không lành mạnh, ít vận động, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không đầy đủ, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích, làm việc quá sức…
– Do lao động nặng nhọc, quá sức mà không được bổ sung dinh dưỡng kịp thời, ăn uống không đây đủ.
– Ngoài ra, vấn đề tuổi tác cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy nhược. Khi tuổi càng cao tình trạng oxy hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh, khả năng cân bằng nội môi càng kém khiến cơ thể dễ bị suy nhược.
Điều trị suy nhược cơ thể
– Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe. Việc vận động thường xuyên giúp khả năng trao đổi chất, tiêu hóa, chuyển đổi chất trong cơ thể tốt hơn.
– Duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế các đồ uống có cồn như rượu, bia, các chất kích thích như thuốc lá, caffe…
– Thay đổi chế độ ăn giàu dinh dưỡng và phù hợp tích cực ăn nhiều rau xanh, bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic.
– Hàng ngày uống đủ lượng nước theo từng lứa tuổi.
– Hạn chế ăn các thực phẩm chiên xào, cay nóng; đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ; các thức ăn giàu chất đạm khó tiêu như ba ba, thịt chó… .
– Massage cơ thể giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm căng thẳng mệt mỏi.
– Bổ sung những Vitamin hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm:
Các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày
Những biểu hiện cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ em