Hồng cầu trong máu có nhiệm vụ mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Số lượng hồng cầu biểu thị tình trạng máu của bạn trong cơ thể có thiếu hay không, cũng như các bệnh lý khác đang tồn tại trong cơ thể. Xét nghiệm công thức máu cho biết điều này và số lượng hồng cầu trong máu chính là chỉ số RBC.
MỤC LỤC :
Chỉ số hồng cầu là gì?
– Hồng cầu là thành phần chiếm đa phần số lượng lớn trong tế bào máu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Bởi vậy, hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể hàng ngày.
– Khi số lượng hồng cầu hay chỉ số RBC ít hay nhiều hơn so với tiêu chuẩn đều cho thấy những dấu hiệu bất thường từ cơ thể.
– Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào/l. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 – 5.6 M/μl, còn với nam giới là 4.5 – 6.5 M/μl.
Ý nghĩa của chỉ số hồng cầu
Trường hợp chỉ số RBC tăng
– Khi số lượng hồng cầu vượt mức trên hay nói cách khác là chỉ số RBC cao hơn thường xảy ra không nhiều, hồng cầu tăng số lượng có thể dẫn đến cô đặc máu trong trường hợp bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài hay bị bệnh đa hồng cầu thực.
– Ngoài ra, số lượng hồng cầu tăng còn có thể dẫn đến một số bệnh như gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi như bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi hay tình trạng thiếu oxy. Những người sống ở vùng núi cao hoặc vận động viên sử dụng doping thường có chỉ số hồng cầu tăng so với bình thường.
Trường hợp chỉ số RBC giảm
– Trong trường hợp chỉ số RBC giảm so với mức chuẩn có thể là biểu hiện tình trạng thiếu máu, mất máu nguyên nhân do chảy máu tiêu hóa ở dạ dày hoặc tá tràng. Một số chẩn đoán cho thấy tình trạng ít hồng cầu là máu bị thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12.
– Nhiều trường hợp số lượng hồng cầu giảm ho bị hủy hoại bởi các tác động của một nhân tố đồng thời nào đó. Ở phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân bị suy tủy, thấp khớp cấp, thận, ung thư thường có dấu hiệu chỉ số RBC giảm dưới mức chuẩn.
Các chỉ số đánh giá hồng cầu quan trọng khác
– Bên cạnh đó, để đánh giá hồng cầu, trong xét nghiệm tổng phân tích máu, còn có thể dùng hai chỉ số MCV và MCH. Trong đó MCV để đánh giá kích thước hồng cầu lớn, nhỏ hay bình thường, còn MCH đánh giá màu sắc hồng cầu đậm, nhạt hay bình thường.
– Nếu chỉ số MCV, MCH thấp hơn bình thường, người bệnh có thể được chẩn đoán bệnh hồng cầu nhỏ, thường gặp trong người thiếu chất sắt, người mang gen Thalessemia… Ngược lại nếu MCV, MCH cao hơn bình thường nghĩa là hồng cầu to có thể chẩn đoán có bệnh lý về gan, nghiện rượu bia, thiếu vitamin B12, thiếu axit folic…
– Ngoài ra trong xét nghiệm tổng phân tích máu, chúng ta có thể biết thêm một số ý nghĩa của các chỉ số quan trọng như hemoglobin (HGB), hematocrit (HCT)… Đây là các chỉ số có ý nghĩa quan trọng, HBG thể hiện lượng huyết sắc tố có trong máu, là chất đạm có trong hồng cầu. Chất này cho phép vận chuyển O2 từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế về phổi.
– Khi HGB dưới mức chuẩn là biểu hiện để chẩn đoán thiếu máu. Trong khi đó HCT cho biết thể tích máu, hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ số HCT vượt mức là biểu hiện của tình trạng thiếu nước hoặc có thể bạn bị mắc một loại ung thư nào đó.
– Xét nghiệm tổng phân tích máu là xét nghiệm thường quy nên được thực hiện thường xuyên để có thể biết tổng quát tình trạng sức khỏe, cũng như phát hiện sớm các bệnh.
Tham khảo thêm:
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?