Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Vì vậy, phòng bệnh dại là cực kỳ quan trọng.
Cách phòng ngừa bệnh dại
- Tiêm phòng dại bắt buộc cho súc vật
- Rọ mõm súc vật khi thả rông
- Để mắt đến trẻ khi đưa trẻ ra ngoài
- Dạy trẻ không lại gần chó mèo lạ…
Một số điểm cần lưu ý khi bị súc vật cắn
Nếu trẻ bị cắn vào vùng mặt, cổ, bộ phận sinh dục, hoặc bị cắn nhiều vết, thì trẻ cần được tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt (trong vòng 48 giờ sau khi bị cắn.
Nếu vết cắn nhỏ và vị trí cắn không thuộc các vùng nêu trên thì có thể theo dõi chó, mèo trong vòng 10 ngày, nếu chó, mèo không có biểu hiện dại thì trẻ không cần tiêm phòng dại. Trong trường hợp chó, mèo chết hoặc không theo dõi được thì trẻ vẫn cần được tiêm phòng.
Tiêm phòng dại có nhiều mũi (tùy thuộc các hãng khác nhau) nhưng cần tiêm đủ liều để đảm bảo hiệu quả.
Xử lý vết thương sau khi bị súc vật cắn
Xử lý vết thương sau khi bị chó mèo cắn như sau:
- Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 10 – 15 phút, sau đó vệ sinh lại với cồn 70 độ hoặc betadin.
- Cầm máu bằng cách dùng khăn sạch áp chặt lên vết thương và nâng chi bị thương lên cao.
- Không nên khâu kín vết thương hoặc băng ép quá kín. Trong trường hợp cần thiết có thể cắt lọc nhưng chỉ khâu vết cắn sau khi xử lý đúng quy cách
- Dùng kháng sinh dự phòng và tiêm phòng uốn ván nếu cần.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
- Không xác định được súc vật cắn trẻ.
- Vết thương cắn sâu, nhiều vết cắn hoặc vết cắn ở mặt, cổ, bộ phận sinh dục.
- Chảy máu không ngừng sau mười phút áp dụng các biện pháp cầm máu.
- Nếu mũi tiêm uốn ván của trẻ đã quá 5 năm
- Khi có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng nóng đỏ đau, mưng mủ tại vết cắn.
Tham khảo thêm: