Những điều cần biết khi mang thai là một vấn đề mà mọi chị em phụ nữ phải hiểu nhiều nhất. Đặc biệt là những bạn nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. Không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được tất cả những thông tin cần thiết khi mang thai. Thông qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý trong thời gian mang thai mà mẹ bầu nào cũng lên biết.
MỤC LỤC :
Vì sao cần nắm vững những điều cần biết khi mang thai?
Như mọi người trong chúng ta đã biết, mang thai là một vấn đề rất ý nghĩa của con người. Đặc biệt, đối với người phụ nữ thì điều ấy càng trở nên thiêng liêng hơn. Nó thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Đồng thời cũng là điều thú vị khi người phụ nữ cưu mang một thiên thần trong bụng mình..
Mục tiêu chính của việc nắm bắt những điều cần biết khi mang thai đó chính là sự khỏe mạnh của người mẹ. Và quan trọng hơn nữa là thai nhi phát triển bình thường. Hạn chế được những rủi rõ trong quá trình mang thai như:
- Sẩy thai.
- Thai chết lưu.
- Sinh con nhẹ cân.
- Trẻ sơ sinh non tháng.
- Em bé bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ sơ sinh bị bệnh truyền nhiễm từ người mẹ,…
Tiêm phòng trước mang thai
Tuy nhiên, có những bệnh khác thậm chí có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người mẹ và bé trong bụng. Chính vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ người mẹ khỏi những bệnh lý nguy hiểm không đáng có.
Một số vaccine mà người phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm:
- Thủy đậu (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
- Sởi – Quai bị – Rubella (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
- Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván.
Các loại vaccine mà người phụ nữ có thể tiêm phòng khi đang mang thai bao gồm:
- Viêm gan siêu vi B.
- Cúm.
- Uốn ván.
Lịch khám thai định kỳ
– Thời điểm tuần 11 đến 13 của thai kỳ: Đo độ mờ da gáy, tầm soát các bệnh như Down, dị tật ở tim, tay chân, thoát vị cơ hoành,… Chỉ số này càng thấp thì thì thai nhi càng có ít nguy cơ bị bệnh bẩm sinh.
– Khám thai tuần tuần 21 đến 24: Để chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan nội tạng,…
– Thời điểm tuần 30 đến 32 của thai kỳ: Nhằm phát hiện các bất thường xảy ra muộn như: dị tật tim, động mạch, các bất thường ở não. Đồng thời cũng biết được thai có chậm phát triển hay không.
– Khám thai tuần 35 đến 36 của thai kỳ để xác định thai ổn trước khi sinh. Đồng thời dự đoán thời điểm sinh em bé.
Tham khảo thêm bài viết: Cách giảm táo bón ở bà bầu khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần phải nắm vững. Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ và của cả em bé trong bụng.
Xem thêm: Stress khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi
Để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng quan trọng. Bao gồm: Tinh bột, đạm, đường, lipid và vitamin. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sao cho có sự cân bằng tốt nhất giữa các nhóm dưỡng chất.
– Các loại vitamin cần bổ sung
- Vitamin A để tăng cường miễn dịch, ổn định thị lực.
- Vitamin B1 giúp phòng bệnh tê phù.
- Vitamin B2, B12 giúp phòng bệnh thiếu máu.
- Vitamin B6 giúp hạn chế tình trạng nghén khi mang thai.
- Axit folic hay vitamin B9 giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời phòng thiếu máu ở thai phụ.
- Vitamin C giúp vững bền mạch máu, tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng.
- Vitamin D giúp hấp thụ canxi.
– Các chất dinh dưỡng vi lượng
- Chất xơ để kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón.
- Canxi.
- Chất khoáng vi lượng như: sắt, kẽm, magie, iod, kali.
– Nhóm các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu
- Hải sản.
- Thịt nạc, thị gà, cá biển.
- Sữa dành cho bà bầu như: Anmum, Similac Mom, EnfaMama A+,… Những loại sữa này rất giàu dưỡng chất. Đồng thời còn hỗ trợ tăng cường trí thông minh cho trẻ sơ sinh.
- Ngũ cốc các loại.
- Trái cây như: chuối, cam, táo, nho, quýt, bưởi,…
- Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi.
- Trứng gà.
- Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu phộng,…
Tăng cân khi mang thai
Tăng cân khi mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu nhất định phải biết. Mối liên hệ giữa cân nặng và chiều cao được thể hiện qua chỉ số BMI. Dưới đây là mức tăng cân tối ưu theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) khuyến cao:
- Đối với người có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 (cân nặng bình thường): Bạn chỉ nên tăng từ 11 đến 16 kg trong suốt thai kì. Tăng tối đa 2 Kg trong ba tháng đầu. Tăng trung bình 0,5 Kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển tốt.
- Thiếu cân (BMI < 18,5): Bạn cần tăng từ 13 đến 18kg trong suốt quá trình mang thai.
- Thừa cân (BMI từ 25 đến 29,9): Cả thai kỳ, bạn chỉ nên tăng từ 7 đến 11 Kg.
- Béo phì (BMI ≥ 30): Bạn chỉ nên tăng từ 5 đến 9kg.
- Mang thai đôi: Nên tăng thêm 17 đến 24 Kg trong thai kì nếu trước khi mang thai, bạn có cân nặng bình thường. Tăng 14 đến 23kg nếu thừa cân, và 11 đến 19 Kg nếu bị béo phì.
Những bệnh có thể mắc phải khi mang thai
- Tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật.
- Đái tháo đường thai kỳ.
- Rối loạn tâm thần khi mang thai. Điển hình như: rối loạn cảm xúc, stress, lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,…
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ.
- Bệnh thuộc hệ tiêu hóa như: Đầy bụng khó tiêu, trĩ, táo bón, tiêu chảy.
- Suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Viêm đường tiểu.
- Bệnh thuộc hệ hô hấp: Khó thở, viêm phổi, hen suyễn,…
- Các bệnh viêm nhiễm do suy giảm sức đề kháng như: Sởi, thủy đậu, quai bị,…
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Khi mang thai, người mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học nhất. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng thời gian 30 phút. Hạn chế thức khuya, dậy sớm.
Song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, thai phụ cũng nên thường xuyên vận động. Điều này giúp tinh thần bạn thoải mái. Đồng thời giúp lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Những bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu như: đi bộ, yoga bầu, bơi lội,…
Mẹ bầu cũng nên đăng ký tham gia vào một lớp học tiền sản. Cụ thể như:
- Dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
- Vận động khi mang thai.
- Chuẩn bị trước khi sinh.
- Cách tắm cho em bé tại nhà.
- Làm sao cho bé bú đúng cách.
- Cách phòng bệnh thường gặp ở bà bầu.
Những điều cần tránh khi mang thai
Khi mang thai, người mẹ không nên làm những công việc nặng. Không nên làm trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại. Hoặc những việc làm phải đứng lâu, khom lưng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Quan hệ khi mang thai: Mặc dù không cần kiêng cử quá mức nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ. Bạn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự thay đổi về hormôn, tâm lý, sức khỏe.
Không ăn các loại thực phẩm sống, tái, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nói không với những thức ăn chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập.
Tuyệt đối không thuốc lá và hít khói của thuốc lá. Không uống rượu bia, chất kích thích hoặc các loại nước uống có cồn. Hạn chế tối đa nước ngọt có ga vì có thể làm tăng các nguy cơ của thai kỳ. Chẳng hạn như sinh non, sinh em bé nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,…
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Sử dụng thuốc khi mang thai
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những loại thuốc có thể uống khi mang thai bao gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Viên uống bổ sung vitamin phức hợp, axit folic, canxi.
- Viên uống bổ sung chất sắt.
- Thuốc giảm tình trạng nôn do nghén như Magie B6, Domperidon.
- Thuốc ngủ có thành phần thảo dược như: Night Queen, Mimosa.
Những loại thuốc nên thận trọng dùng khi mang thai (phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa):
- Thuốc hạ áp.
- Thuốc trị đái tháo đường.
- Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm non steroid.
- Thuốc chống động kinh.
- Nhóm thuốc điều trị rối loạn tâm thần.
- Thuốc kháng sinh các loại.