Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường?

Khi mang thai, bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với tình trạng bình thường, nhiều trường hợp có thể chuyển biến xấu thành tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Hãy tìm hiểu huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường và những ảnh hưởng nếu bị tăng huyết áp thai kỳ dưới đây nhé.

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp sẽ thay đổi theo từng độ tuổi và trạng thái cơ thể khác nhau. Trong khi đó, huyết áp của người trưởng thành lại có chỉ số cao hơn là 120/80mmHg. Tương tự như vậy, ở người mang thai, huyết áp có thể tăng hơn bình thường trong 20 tuần đầu tiên mang thai. Đây gọi là tình trạng tăng huyết áp thai kỳ, và huyết áp vẫn được xem là ổn khi chưa quá 140/90mmHg trong giai đoạn sau đó.

Tuy nhiên, khi huyết áp vượt khỏi 140/90mmHg khi mang thai, cả mẹ và bé đều có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Theo đó, nguy cơ mắc phải tiền sản giật là rất cao, bệnh lý thai nghén toàn thân ở những tháng cuối thai kỳ với biểu hiện tăng huyết áp, phù và protein niệu.

Cao huyết áp thai kỳ có những triệu chứng nào?

Phù

Dấu hiệu đầu tiên biểu hiện cho tăng huyết áp thai kỳ chính là tình trạng phù da. Dùng tay ấn vào da sẽ cảm thấy da bị lõm, mềm hơn thường lệ và triệu chứng xuất hiện toàn thân chứ không chỉ một vùng da nhất định.

Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường
Phù chân

Tăng cân

Khi tăng huyết áp thai kỳ, chức năng thận thường suy giảm hơn bình thường dẫn đến lượng dịch cơ thể tăng cao gây cản trở tuần hoàn máy và chèn ép thai nhi.

Tiền sản giật

Là triệu chứng nguy hiểm nhất khi mắc phải huyết áp thai kỳ. Trong đó, tiền sản giật xảy ra khi tăng huyết áp có thể ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Huyết áp tâm trương dao động từ 90 – 110mmHg và lượng đạm trong nước tiểu khoảng từ 0.3g/L gọi là tiền sản giật nhẹ.

Huyết áp tâm trương dao động từ 110mmHg trở lên và lượng đạm trong nước tiểu khoảng từ 1g/L trở lên gọi là tiền sản giật nặng (nguy kịch). Kéo theo đó là các biểu hiện choáng váng, đau đầu, đau thượng vị thậm chí dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Sự nguy hiểm của chứng cao huyết áp thai kỳ

Ảnh hưởng đến mẹ

Gây ra nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch và làm tăng cao nguy cơ suy tim, hạn chế khả năng cầm máu. Chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây quá tải, suy thận làm thể tích máu tăng và gây tình trạng chảy máu não. Ngoài ra, chức năng gan, tiểu cầu,…cũng mắc phải rối loạn làm tăng cao nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng cho người mẹ.

Ảnh hưởng thai nhi

Đối với tình trạng tiền sản giật nhẹ, khả năng phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, gây chậm lớn, kém hấp thu. Không những thế, với chứng tiền sản giật nặng nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra, trẻ sinh thiếu tháng yếu ớt, còi cọc. Đặc biệt, có thể gặp phải tình huống xấu nhất là thai lưu, thai ngạt thở, chết do thiếu máu.

Tham khảo thêm: Bảo vệ sức khỏe bà bầu và thai nhi trong mùa nắng nóng

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

  • Bệnh tiền sản giật có thể do yếu tố di truyền từ bà, cô, dì, mẹ
  • Thai phụ là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh máu khó đông hoặc bệnh tự miễn
  • Phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật cao hơn
  • Tình trạng thai to hoặc đa thai dễ gây ra chứng tiền sản giật
  • Thiếu máu trong thai kỳ có thể dẫn đến tăng huyết áp
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường
Thai to cũng dẫn đến tiền sản giật

Cách ổn định huyết áp thai kỳ

Để duy trì tình trạng huyết áp ổn định trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên khám thai đúng kỳ, đo huyết áp tại nhà mỗi ngày và bổ sung dưỡng chất cần thiết thích hợp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đủ chất rất cần thiết để cải thiện sức khỏe, bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Người mang thai cũng cần vận động thích hợp, hạn chế thức khuya hoặc lao động nặng nhọc.

Xem thêm:

 Stress khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi

Những điều mẹ bầu cần lưu ý trên cơ thể vào mùa đông

 

anh facebook x 300x200 1