Dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một tập hợp các triệu chứng suy giảm chức năng nhận thức, bao gồm khả năng suy nghĩ, giao tiếp và trí nhớ. Sa sút trí tuệ không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Tùy vào khu vực não bị tổn thương mà chứng sa sút trí tuệ có thể gây ra các triệu chứng khác nhau.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ theo Hội Alzheimer Canada (Alzheimer Society of Canada):

Dấu hiệu 1: Mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Câu hỏi: Bạn hay người thân có thường xuyên quên điều gì đó hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới không?

Việc thỉnh thoảng quên một cuộc hẹn, tên đồng nghiệp hoặc số điện thoại của người thân, rồi sau đó nhớ lại là điều bình thường. Tuy nhiên, người bị sa sút trí tuệ có thể quên mọi thứ thường xuyên hơn hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin vừa mới tìm hiểu gần đây.

Sa sút trí tuệ khiến bạn hay quên

Dấu hiệu 2: Khó hoàn thành các công việc quen thuộc

Câu hỏi: Bạn hay người thân có quên cách thực hiện một công việc quen thuộc hoặc một thói quen hàng ngày không, ví dụ như nấu ăn, sử dụng điện thoại hoặc mặc quần áo?

Đôi khi vì bận rộn bạn có thể quên chuẩn bị bữa ăn, sau đó mới nhớ ra. Tuy nhiên, người bị sa sút trí tuệ có thể cảm thấy khó khăn để hoàn thành những công việc – mà lẽ ra đã rất quen thuộc với họ như nấu ăn, mặc quần áo hay chơi game.

mat tap trung kho hoan thanh cong viec quen thuoc

Dấu hiệu 3: Gặp trở ngại khi sử dụng ngôn ngữ

Câu hỏi: Bạn hay người thân có quên từ hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp khi giao tiếp?

Bất kỳ ai cũng có thể gặp khó khăn khi tìm một từ ngữ thích hợp để diễn đạt những gì họ muốn nói. Tuy nhiên, một người bị sa sút trí tuệ có thể quên cả những từ đơn giản hoặc thay thế bằng những từ ngữ làm câu nói trở nên kỳ lạ và khó hiểu.

nguoi bi sa sut tri tue gap tro ngai ve ngon ngu

Dấu hiệu 4: Mất định hướng về thời gian và không gian

Câu hỏi: Bạn hay người thân có những thay đổi lớn về tâm trạng không?

Buồn bã, khóc hay tức giận là những cảm xúc bình thường của con người vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, một người bị sa sút trí tuệ có thể thay đổi tâm trạng nhanh chóng từ điềm tĩnh đến rơi nước mắt rồi tức giận mà không rõ lý do.

mat dinh huong khong gian va thoi gian

Dấu hiệu 5: Thay đổi tính cách 

Câu hỏi: Bạn hay người thân có đang cư xử một cách khác thường không?

Tính cách có thể thay đổi từ từ theo thời gian. Nhưng sự thay đổi tích cách ở người sa sút trí tuệ rõ ràng hơn như lẩm cẩm, hay nghi ngờ và thu mình lại. Sự thay đổi tính cách cũng có thể bao gồm sợ hãi hoặc thờ ơ với mọi thứ.

thay doi tinh cach

Dấu hiệu 6: Trở nên thụ động

Câu hỏi: Bạn hay người thân có đang trở nên thụ động với bạn bè, gia đình và các hoạt động yêu thích?

Đôi khi mệt mỏi, bạn không muốn làm việc nhà, đi làm hay gặp gỡ bạn bè, đây là điều bình thường. Bởi vì sau khi cảm giác mệt mỏi qua đi, hầu hết mọi người đều sẽ tích cực trở lại. Tuy nhiên, một người bị sa sút trí tuệ thường trở nên thụ động, ngồi hàng giờ xem tivi, ngủ nhiều hơn, không quan tâm đến bất kỳ hoạt động gì, kể cả hoạt động mà trước đây họ rất yêu thích, cần có sự thúc đẩy mới tham gia.

Không thể kết luận một người gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc hay quên là sa sút trí tuệ. Nó có thể là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Nhưng bạn không nên bỏ qua các triệu chứng mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh, đặc biệt là nếu chúng diễn ra liên tục trên sáu tháng. Việc điều trị và chẩn đoán sớm sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và duy trì chức năng tâm thần.

tro nen thu dong

Xem thêm:

Cảm và cúm khác nhau như thế nào?

Các bước cơ bản để ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Facebook: Dược phẩm 365

Youtube: Dược phẩm 365