Bệnh sán lá gan ở người có nguy hiểm?

sán lá gan

Bệnh sán lá gan ở người gồm bệnh sán lá gan nhỏ và bệnh sán lá gan lớn. Mặc dù sán không trực tiếp đe dọa tính mạng người nhưng nó là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Sán lá gan là gì?

– Sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ là các ký sinh trùng có chu kỳ sống phức tạp, qua nhiều giai đoạn và ký sinh ở nhiều vật chủ. Sán lá gan lớn ký sinh trong gan mật người và một số loài động vật, sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân.

– Nếu trứng gặp môi trường nước, sẽ nở ra thành ấu trùng lông ký sinh trong các loại ốc, sau đó phát triển thành ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn nếu ăn các loại rau thủy sinh có chứa nang sán hoặc uống phải nước lã có ấu trùng sán.

sán lá gan
Hình ảnh sán lá gan ở người

Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không?

– Sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khi nhiễm sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan.

– Sau khoảng 2 – 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…

– Sán lá gan nhỏ sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật. Từ khi ăn cá có nang trùng đến khi sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng chỉ khoảng trong một tháng. Sán ký sinh trong những ống dẫn mật trong gan, mỗi sán lá gan nhỏ có hai mồm hút, bám chặt trong gan để chiếm thức ăn, gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật như xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật,…

sán lá gan
Ăn gỏi cá có thể gây bệnh sán lá gan ở người

Sán lá gan muốn tiêu diệt phải làm gì?

– Muốn tiêu diệt sán lá gan phải cắt đứt mắt xích trong chu trình phát triển của sán lá gan, trong đó quan trọng là ngăn ngừa sán lá gan thông qua đường ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể người. Để phòng chống sán lá gan ở người phải thực hiện triệt để ăn chín, uống sôi, không ăn các món cá chưa được nấu chín hoàn toàn, đặc biệt là món gỏi cá.

– Điều trị đặc hiệu cho người nhiễm sán lá gan cũng là một biện pháp diệt trừ mầm bệnh. Người bệnh sán lá gan nhỏ thường có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, người gầy sút. Người bệnh đôi khi sốt thất thường, thiếu máu, sạm da, vàng da, phù nề toàn thân,.. Triệu chứng khi mắc sán lá gan lớn cũng tương tự sán lá gan nhỏ, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, gầy sút, đau tức phù nề, viêm mạn tính ống thận, đôi khi có sốt,…

– Khi có các triệu chứng như trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng để được khám và điều trị. Khi được điều trị sớm, người bệnh thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị và được chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị càng muộn, các tổn thương cơ thể do sán gây ra càng nặng nề.

– Ngoài ra, giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý tốt nguồn phân, xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh, không làm hố xí ở cầu ao hoặc phóng uế vào nguồn nước, không có cá ăn phân người cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh sán lá gan ở người.

sán lá gan
Ăn chín uống sôi giúp giảm nguy cơ nhiễm sán lá gan

Tham khảo thêm:

Bệnh lao ở trẻ em

Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em

Những bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ em

anh facebook x 300x200 1