Xoắn khuẩn vàng da

Xoắn khuẩn vàng da là gì?

xoắn khuẩn vàng da
Xoắn khuẩn vàng da là gì?

– Bệnh xoắn khuẩn vàng da hay còn gọi là bệnh Leptospirosis, một bệnh truyền nhiễm cấp tính của động vật truyền sang người. Bệnh đường lây nhiễm qua đường tiếp xúc da và niêm mạc từ thể ẩn, thể nhẹ không có vàng da hoặc bệnh không có triệu chứng viêm màng não cho đến thể nặng điển hình vàng da có thể gây tử vong.

– Xoắn khuẩn vàng da lưu hành ở mọi nơi, có thể gây thành dịch nhưng hiện nay nhờ đời sống được nâng cao, an toàn vệ sinh đảm bảo nên bệnh đã được đẩy lùi, hiếm gặp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh xoắn khuẩn vàng da

Tác nhân gây bệnh

– Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, được chia làm hai nhóm: nhóm xoắn khuẩn gây bệnh (13 loài) và nhóm xoắn khuẩn không gây bệnh.

– Hình thái: Leptospira có hình xoắn ốc, thân mảnh, ở 2 đầu có móc để vi khuẩn có thể chui vào mô người bệnh.

– Khả năng sống: khi ở môi trường bên ngoài vi khuẩn Leptospira có sức đề kháng hơi kém, có thể sống lâu trong môi trường nước. Vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C trong 10 phút, trong dịch dạ dày là 30p, các dung dịch tẩy rửa.

Ổ chứa vi khuẩn

– Các loại động vật nuôi như: heo, chó, mèo, cừu và dê và một số loại động vậy hoang dã, nước tiểu của loài gặm nhấm.
– Một số ca bệnh được phát hiện mắc bệnh ngẫu nhiên không qua lây nhiễm từ động vật.
– Thời gian ủ bệnh: trung bình kéo dài từ 2-30 ngày.
– Thời kỳ lây truyền bệnh: vi khuẩn có thể trong nước tiểu từ 1 tháng cho đến vài tháng, có trường hợp vài năm.

Đường lây truyền

– Bệnh nhân bị nhiễm bệnh chủ yếu do lây qua đường tiếp xúc da và niêm mạc với nguồn nước bẩn, bùn, đất có chứa xoắn khuẩn.
– Ngoài ra còn qua đường tiêu hóa như thức ăn và nước uống bị nhiễm xoắn khuẩn do chế biến chưa kĩ.

Nguy cơ nhiễm bệnh xoắn khuẩn vàng da

– Xoắn khuẩn vàng có ở khắp nơi mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh kể cả thành thị và nông thôn. Bệnh mang tính chất theo nghề nghiệp khác nhau có tỉ lệ nhiễm bệnh khác nhau.

– Vi khuẩn xâm nhập qua da, vùng trầy xước, lỗ chân lông hoặc vùng niêm mạc tiếp xúc với nước hoặc vùng đất ẩm thấp nơi vi khuẩn sinh sôi như tắm ở hồ, sông, ao,…

– Những công việc thường xuyên tiếp xúc với nước, đất, động vật như nông dân, chăn nuôi gia súc, lò mổ, công nhân đường cống nước, bác sỹ thú ý.

– Thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc bị nhiễm nước tiểu của chuột.

– Bệnh thường gặp vào mùa mưa, lụt lội, nguồn nước dễ bị nhiễm Leptospira từ động vật.

xoắn khuẩn vàng da
Nguyên nhân gây bệnh xoắn khuẩn vàng da là do xoắn khuẩn Leptospira gây ra

Triệu chứng xoắn khuẩn vàng da

Bệnh xoắn khuẩn vàng da có hai thể: thể nhẹ không vàng da và thể vàng da. Đều trải qua 2 giai đoạn: nhiễm xoắn khuẩn huyết cấp tính và miễn dịch xoắn khuẩn vàng da. Một số thể nhẹ có thể không có giai đoạn 2, thường khó phân biệt rõ ràng giữa hai giai đoạn.

Thể bệnh không vàng da

– Giai đoạn 1: sốt cao, rét run, đau đầu dữ dội, đau khắp các cơ, buồn nôn và nôn. Ít gặp trường hợp xuất ban, đau họng, ho, đau ngực, sợ ánh sáng. Phần lớn bệnh nhân khỏi bệnh không có triệu chứng trong khoảng 7 ngày. Sau khoảng 1-3 ngày có thể xuất hiện giai đoạn 2 phát sinh ra kháng thể.

– Giai đoạn 2: có thể là diễn biến đến viêm màng não vô khuẩn chỉ trong vài ngày.

Thể bệnh vàng da 

– Thể vàng da ngoài triệu chứng như thể không vàng da còn có kèm theo vàng da, vàng mắt, màu nước tiểu gần như nước vối và xuất huyết.

– Biểu hiện xuất huyết của Hội chứng Weil: chảy máu cam, xuất huyết lấm chấm trên da, ban xuất huyết và mảng xuất huyết. Có thể xuất huyết dạ dày – ruột nặng.

– Trường hợp nặng khi không được điều trị tích cực: suy gan thận cấp, rối loạn mạch máu gây xuất huyết hoặc suy hô hấp, rối loạn nhịp tim do viêm cơ tim.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh xoắn khuẩn vàng da

Biến chứng suy thận cấp dễ dẫn đến tử vong cao, viêm cơ tim, trụy tim mạch, gây xuất huyết ồ ạt ở các phủ tạng làm thiếu máu cấp, có thể đông máu rải rác nội mạch. Phù phổi cấp, viêm mống mắt, viêm thị thần kinh gây mù.

 xoắn khuẩn vàng da
Bệnh xoắn khuẩn vàng da gây ra hội chứng Weil vàng da, vàng mắt ở trẻ em

Điều trị xoắn khuẩn vàng da

Phương pháp chẩn đoán bệnh xoắn khuẩn vàng da

– Khám lâm sàng, hỏi lịch sử bệnh nhân.

– Dùng các phương pháp xét nghiệm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước não tủy và chụp X-quang phổi.

Nguyên tắc điều trị bệnh

– Dùng kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ. Nên uống đúng và đủ liều tránh tình trạng kháng thuốc.

– Điều trị hỗ trợ triệu chứng xoắn khuẩn vàng da: hạ sốt cho bệnh nhân, bù nước, điện giải.Trường hợp nặng cần bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, duy trì huyết áp ổn định, lọc thận nhân tạo, lợi tiểu, truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết, hồi sức hô hấp.

– Hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi bệnh và hồi phục hoàn toàn trừ những trường hợp biến chứng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng.

– Theo dõi sát bệnh nhân, nghỉ ngơi tại chỗ, bổ sung dinh dưỡng.

Phòng ngừa bệnh xoắn khuẩn vàng da

Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh truyền nhiễm cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

– Nên có khu vực chăn nuôi tránh xa khu nhà ở. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
– Không nên tắm hoặc lấy nước từ sông, ao, hồ về sinh hoạt.
– Nông dân, bác sĩ thú ý, công thân, lò mổ… cần có đồ bảo hộ lao động.
– Rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước ăn.
– Đảm bảo ăn chín, uống sôi, an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh xoắn khuẩn vàng da từ động vật gặm nhấm cần diệt chuột, tránh tiếp xúc với xác chết của động vật.

Tham khảo thêm:

Bệnh Rubella ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh sán lá gan ở người có nguy hiểm?

anh facebook x 300x200 1