MỤC LỤC :
Áp Lực Tâm Lý Là Gì?
Áp Lực Tâm Lý là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.
Áp lực tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, do các nguyên nhân khác nhau. Có thể là vì áp lực về công việc, áp lực về công việc, áp lực về học tập hoặc áp lực khi nuôi dạy trẻ.
Áp lực tâm lý có thể tác động đến mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi. Tuy tồn tại trên nhiều đối tượng và tác động theo những cách thức khác nhau nhưng áp lực tâm lý đều có một điểm chung là gây ra những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cảm xúc của người bệnh.
Biểu Hiện Của Áp Lực Tâm Lý
- Biểu hiện thể chất: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,…
- Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,…
- Biểu hiện hành vi: Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,…
- Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,…
Ảnh Hưởng Sức Khỏe Của Áp Lực Tâm Lý
Nếu bạn thường xuyên bị áp lực, bạn có thể có các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như: Đau đầu, đau bụng, huyết áp cao, đau ngực và các vấn đề về tình dục và giấc ngủ. Áp lực tâm lý cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, trầm cảm, các cơn hoảng loạn hoặc các dạng lo lắng và hồi hộp khác.
Khi bị stress, các tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày, gây ra chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, stress ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, gây ra một số bệnh như: Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột với những biểu hiện như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi cầu nhiều lần, khó tiêu…
Nếu tình trạng kéo dài, cơ thể sẽ chịu phải các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn:
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như: Trầm cảm, lo âu và rối loạn nhân cách.
- Bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim, huyết áp cao, nhịp tim bất thường, đau tim và đột quỵ
- Béo phì và các rối loạn ăn uống khác.
- Vấn đề kinh nguyệt
- Rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như bất lực và xuất tinh sớm ở nam giới và mất ham muốn tình dục ở cả nam và nữ
- Các vấn đề về da và tóc, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm, và rụng tóc vĩnh viễn
- Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như: Viêm dạ dày, viêm loét đại tràng và ruột kết kích thích.
Giảm Áp Lực Tâm Lý Trong Cuộc Sống
Mọi người có thể học cách kiểm soát trình trạng căng thẳng và có cuộc sống hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn.
- Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,…
- Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc rượu bia,…
- Kiểm soát cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,…
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi sau những sự kiện căng thẳng.
- Không dùng chất kích thích: Đừng tìm đến rượu, ma túy hoặc các hành vi ép buộc để giảm căng thẳng.